hơn. Bạn uống một viên thuốc và cảm thấy khá hơn rất nhiều. Và nếu bác
sỹ của bạn là một chuyên gia rất uy tín hoặc đơn thuốc của bạn có kê một
loại thần dược mới, thì bạn còn thấy ổn hơn rất nhiều. Nhưng niềm tin này
hướng tới chúng ta như thế nào?
Nói chung, có hai cơ chế hình thành sự mong đợi khiến giả dược có
tác dụng. Một là niềm tin. Đôi khi việc bác sỹ hoặc y tá quan tâm, chăm
sóc, động viên chúng ta không chỉ làm chúng ta thấy khỏe hơn mà còn giúp
chữa lành bệnh trong người chúng ta. Thậm chí, sự nhiệt tình của một bác
sỹ cho một thủ thuật hoặc cách điều trí nào đó có thể dẫn dắt chúng ta tới
một kết quả tích cực.
Cơ chế thứ hai là điều kiện hóa. Giống như những chú chó trong thí
nghiệm nổi tiếng của Pavlov (tiết nước bọt khi có tiếng chuông), cơ thể
hình thành sự mong đợi sau các trải nghiệm lặp lại và giải phóng các hóa
chất khác nhau để chuẩn bị cho lần tiếp theo. Giả sử bạn đặt mua pizza đã
rất nhiều ngày nay. Khi người giao bánh nhấn chuông, dịch tiêu hoá trong
dạ dày bắt đầu chảy, thậm chí trước khi bạn có thể ngửi thấy mùi bánh.
Trong trường hợp bị đau, trông đợi có thể giải phóng các hoocmôn và
chất dẫn truyền thần kinh, ví dụ : endorphin và opiate, không chỉ phong tỏa
cơn đau mà còn sản sinh ra nhiều cao điểm (endorphin khởi động các thụ
cảm tương tự morphine). Tôi nhớ rất rõ những ngày nằm ở khoa bỏng trong
cơn đau đớn khủng khiếp. Ngay khi nhận thấy y tá tiến đến với ống tiêm
chứa thuốc giảm đau, tôi đã cảm thấy thật nhẹ nhõm! Não của tôi bắt đầu
tiết ra các opioid xoa dịu cơn đau, thậm chí trước khi kim tiêm chạm vào
da.
Do đó, sự quen thuộc chắc chắn tạo ra sự mong đợi. Nhãn mác, đóng
gói và sự trấn an của người chăm sóc có thể khiến chúng ta khỏe hơn.
Nhưng giá cả thì sao? Liệu giá thuốc có ảnh hưởng tới phản ứng của chúng
ta không?
Nếu chỉ căn cứ vào giá cả, thì chúng ta dễ dàng nhận thấy một chiếc
đi-văng 4.000$ sẽ thoải mái hơn một chiếc 400$. Nhưng liệu sự khác biệt
về chất lượng có ảnh hưởng tới trải nghiệm thật sự, và ảnh hưởng đó có áp