chúng. Người đại diện nói nếu anh ta muốn sử dụng 100.000 km thì có thể
còn chỗ ngồi.
Đối với người bạn của tôi, con số 50.000 km mà anh đã tích lũy được
tương đương với một khoản tiền rất lớn. Liệu hãng hàng không có bóp chẹt
khoản tiền đó của anh ta không? Liệu hãng hàng không này có lấy khoản
đó từ tài khoản ngân hàng của anh ta không? Không. Hãng ăn trộm khoản
tiền đó bằng hình thức yêu cầu anh phải bổ sung thêm 50.000 km nữa.
Một ví dụ khác, hãy nhìn xem các ngân hàng đang làm gì với mức phí
thẻ tín dụng. Có rất nhiều biến thể của trò bịp bợm này, nhưng ý tưởng cơ
bản là khi bạn không thanh toán hóa đơn đầy đủ thì nhà phát hành tín dụng
sẽ không chỉ áp dụng mức lãi suất cao đối với những lần mua sau mà còn
tính lãi suất đối với những lần mua trước đó của bạn. Ví dụ, một người đàn
ông Ohio rút 3.200$ từ thẻ của mình bỗng chốc phát hiện ra số nợ của anh
ta lên tới 10.700$ vì bị phạt, phí và lãi suất.
Chúng ta trở về với quan sát ban đầu : đồng tiền thật lạ lùng phải
không? Khi làm gì đó liên quan đến tiền, chúng ta có xu hướng nghĩ về
hành động của mình như thể chúng ta vừa ký một Quy tắc Danh dự. Thực
tế, khi nhìn vào đồng 1$, bạn sẽ thấy hình Geogre Washington hiện lên. Ở
mặt sau, còn thể hiện sự nghiêm trang hơn với dòng chử : IN GOD WE
TRUST.
Nhưng hãy nhìn vào những quyền mà chúng ta có với vật trao đổi phi
tiền tệ. Chúng ta có thể lấy một chiếc bút chì từ chỗ làm, một lon Coca từ
tủ lạnh và tìm một lý do để giải thích tất cả những điều đó. Chúng ta có thể
không trung thực mà không hề nghĩ mình thiếu trung thực. Chúng ta có thể
ăn cắp khi lương tâm vẫn ngủ say.
Làm thế nào có thể khắc phục được điều này? Chúng ta cần thức tỉnh
mối liên kết giữa đồng tiền có hình thức phi tiền tệ và xu hướng gian lận
của chúng ta. Chúng ta cần nhận ra là một khi tiền mặt cách chúng ta một
bước chân, chúng ta sẽ gian lận bằng một cách lớn hơn mình có thể tưởng
tượng. Chúng ta, với tư cách là một cá nhân hay một quốc gia, cần thức
tỉnh về điều này.