Chương 2 : Quan điểm sai lầm về cung và cầu
Tại sao giá ngọc trai và tất cả những thứ khác lại cao ngất ngưỡng?
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, James Assael - một nhà
buôn kim cương người Ý, chạy trốn khỏi châu Âu để sang Cuba. Ở đây,
ông tìm cho mình kế sinh nhai mới : quân đội Mỹ cần loại đồng hồ đeo tay
không thấm nước và nhờ các mối quan hệ tại Thụy Sĩ, Assael có thể đáp
ứng nhu cầu này.
Khi chiến tranh kết thúc, cơ hội làm ăn của Assael với chính phú Mỹ
gặp khó khăn và ông còn tồn đến hàng nghìn chiếc đồng hồ Thụy Sĩ. Người
Nhật cần đồng hồ nhưng họ không có tiền. Tuy nhiên, họ lại có hàng nghìn
viên ngọc trai. Trước đó rất lâu, Assael đã dạy Salvador, con trai ông cách
đổi đồng hồ Thụy Sĩ lấy ngọc trai Nhật Bản. Công việc kinh doanh vô cùng
phát đạt và Salvador Assael trở nên nổi tiếng với tên gọi “ông vua ngọc
trai”.
Một ngày, vào năm 1973, khi ông vua ngọc trai vừa thả neo tàu tại
Saint-Tropez, thì một chàng trai trẻ người Pháp, Jean-Claude Brouillet, ăn
mặc bảnh bao bước lên bờ từ con tàu bên cạnh. Brouillet vừa bán công ty
không vận của mình và dùng số tiền thu được mua một đảo san hô tại quần
đảo Polynesia thuộc Pháp - thiên đường xanh cho anh và người vợ trẻ
người Tahiti. Brouillet giải thích rằng nước ở đây xanh như ngọc và có rất
nhiều con trai vỏ đến, hay còn gọi là Pinctada margaritifera. Vỏ đen của
những con trai này gợi ra một ý tưởng : ngọc trai đen.
Lúc đó, không có thị trường cho loại ngọc trai đen của Tahiti. Nhưng
Brouillet tìm mọi cách thuyết phục Assael làm ăn với anh. Họ sẽ thu hoạch
ngọc trai đen và bán cho cá thế giới. Lúc đầu, các nỗ lực tiếp thị của Assael
đều thất bại. Ông trở lại đảo Polynesia mà không được hợp đồng làm ăn
nào. Trong hoàn cảnh đó, Assael có thể vứt bỏ toàn bộ số ngọc trai hoặc
bán hạ giá chúng. Ông cũng có thể tiêu thụ số hàng đó bằng cách tặng cho
khách hàng những viên ngọc trai trắng. Nhưng Assael đã quyết định đợi
một năm cho đến khi có thể tạo ra những mẫu tốt hơn, ông sẽ đem chúng