Chương 3 : Cái giá của miễn phí
Tại sao chúng ta thường trả giá rất cao khi lẽ ra không phải bỏ ra một
đồng?
Bạn đã bao giờ cố giành lấy tấm phiếu MUA HÀNG MIỄN PHÍ một
gói cà phê dù bạn không uống cà phê và không có cả máy pha cà phê chưa?
Còn những thức ăn miễn phí bạn đang chất đầy lên đĩa trong bữa tiệc
buffet, mặc dù bạn đã bắt đầu cảm thấy khó chịu vì no thì sao? Và cả
những món hàng MIỄN PHÍ vô ích mà bạn đã tích lũy nữa?
Khi có được một món đồ miễn phí, chúng ta thường thấy rất phấn
khởi. Nhưng thực tế, cái giá 0 còn là một cảm xúc nóng - một nguồn kích
thích phi lý trí. Bạn có mua một món hàng nếu nó được giảm giá từ 50 xu
xuống 20 xu không? Bạn có mua nếu nó được giảm từ 50 xu xuống chỉ còn
2 xu không? Có thể. Bạn có cố giành lấy, nếu nó được giảm giá từ 50 xu
xuống 0 xu không? Tôi chắc là bạn sẽ làm vậy!
Vậy cái giá 0 có đặc điểm gì mà chúng ta lại thấy khó cưỡng lại? Tại
sao các món hàng MIỄN PHÍ lại khiến chúng ta hạnh phúc đến thế? Xét
cho cùng, hàng MIỄN PHÍ có thể khiến chúng ta gặp rắc rối. Ví dụ, bạn có
bao giờ thu lượm bút chì, dây đeo chìa khoá hay sổ ghi chép được phát
miễn phí tại một buổi hội thảo dù bạn phải mất công mang chúng về nhà và
có khi lại quăng chúng đi? Hay bạn đã bao giờ mua hai sản phẩm cùng loại
mà lúc đầu không hề có ý định mua chỉ để được khuyến mãi thêm một sản
phẩm thứ ba?
Chuyện về con số 0 là một câu chuyện dài. Người Babylon phát minh
ra khái niệm con số 0; người Hy Lạp cổ đại thì bàn cãi về nó với những
thuật ngữ rất hay (làm thế nào mà cái gì đó lại có thể là cái không có gì
được?); học giả Ấn Độ thời cổ đại, Pingala, thì ghép số 0 với số 1 để tạo ra
số có hai chữ số; người Mayans và người La Mã đưa con số 0 thành một
phần trong các chữ số của mình. Nhưng số 0 chỉ tìm thấy vị trí của nó vào
năm 498, khi nhà thiên văn học Ấn Độ, Aryabhata đưa ra ý tưởng về một
hệ thập phân. Từ đó, con số 0 bắt đầu thịnh hành : nó sang thế giới Ả Rập