Trong đợt tổng kết, Đội cái cách ruộng đất của làng Xuân Giao, Xuân
Thành… do ông Cành phụ trách được cấp giấy khen. Ông Cành được khen
thưởng và biểu dương là tấm gương đầu tầu.
Ông Cành chờ nhận nhiệm vụ mới, đầu tháng cấp trên thông báo cho ông
biết rằng, căn cứ ở nhu cầu cán bộ, tập thể lãnh đạo đã cân nhắc thấu đáo,
thuyên chuyển công tác của ông lên làm việc ở phòng Chính sách trên tỉnh.
Làm trên các Phòng, Ban trên tỉnh phải là những cán bộ có năng lực, có
phẩm chất cách mạng, thành phần lý lịch trong sạch.
Sau nửa năm ở tỉnh, ông Cành được cất nhắc, thuyên chuyển lên nhận
nhiệm vụ công tác ở cơ quan Bộ.
Vài năm sau ông Cành thôi công tác, trở về làng quê Xuân Giao.
Ngày về quê, ông mau bước về nhà trên con đường hun hút gió mùa đông
bắc. Cái lạnh của buổi chiều đông len lách vào những mái nhà trong thôn
xóm. Ngoài vườn, lá chuối phần phật trong gió như giẫy lên đành đạch vì
gió rét, bụi tre xào xạc, ngọn lúa đồng run rẩy. Bầu trời một màu xám chì
nặng nề như trĩu xuống..
Hai vai ông Cành khoác chiếc ba lô căng phồng áo quần. Chăn màn cuốn
tròn buộc quanh ba lô. Hai tay ông xách túi, chiếc lớn, chiếc nhỏ đựng trăm
thứ bà rằn, những đồ dùng sinh hoạt cá nhân vặt vãnh. Trên đầu ông xùm
xụp chiếc mũ dạ ôm lấy hai tai, trùm xuống gáy, sợi dây mũ buộc thắt nút
dưới cằm. Chính cái mũ dạ mùa đông này che kín hai phần ba khuôn mặt
mà có người ở cái làng này không nhận ra ông Cành. Và rồi, sau này, phần
đời còn lại, ông sẽ không rời cái mũ có khả năng che kín hai cái tai, che đi
dấu vết còn lại của sai lầm tai hại, khiến ông phải gục ngã trên còn đường
hoạn lộ đang thênh thang rộng mở. Trên đường về làng lần này, ai tinh mắt
nhận ra vóc người, dáng bước, cặp mắt hơi lồi, mũi hênh hếch của ông
Cành, họ chào xã giao. Ông chẳng hứng thú gì, buộc phải cất lời chào lại