giơ tay lên khỏi miệng hố hoặc thò tay ra khỏi cửa hầm là dính đạn liền. Kẻ
chết bởi sức ép của bom, của pháo thảm lắm, máu tai, máu óc ộc ra. Mũi
tiên phong là lính dù chịu tổn hại nặng nề được thế chỗ bằng Thủy quân lục
chiến. Trận địa pháo của An đặt ở ngoại vi trận địa bị phản pháo dữ dội,
quân số hao hụt già nửa. An dùng ống nhòm từ xa nhìn về Quảng Trị, chỉ
thấy một trời khói đất mịt mù. Tiếng bom, tiếng đạn, súng lớn súng nhỏ đôi
bên không còn phân biệt được, chỉ nghe ầm ĩ như sấm rền rĩ cả bầu trời.
Bất giác An cảm tưởng thành phố Quảng Trị đang rung lên vì cơn địa chấn
nặng nề, nó bị tàn phá đến rợn người. Thành Quảng Trị được tái chiếm
bằng sắt thép và vô vàn máu xương đồng đội của An. Không một tấc đất
nào không bị bom đạn cày xới, không một vật gì trên mảnh đất trong thành
cổ lại không bị đạn.
Nhìn cảnh tan hoang đổ nát của bãi chiến trường, lòng An dấy lên niềm tiếc
nuối, bao giờ nơi đổ nát này được tái thiết, bao nhiêu sinh linh đã lìa đời?
Tuy vậy, lúc này anh không đào sâu vào cái nguyên nhân sâu xa gây ra
cảnh đổ nát này, chỉ biết rằng, nơi đây là vị trí có tầm chiến lược mà các
nhà cầm quân đôi bên đều muốn chiếm giữ.
Thế mà thấm thoắt đã hai năm trời trôi mau sau trận chiến mùa hè đổ lửa
chiếm thành Quảng Trị. Bây giờ đoàn quân nhảy dù của An vẫn phải có
mặt ở quân khu 1, lập tuyến phòng thủ Huế, Đà Nẵng. An lại phải cơ cực
với nắng gắt miền Trung, nếm đủ những cơn gió Lào nóng nực muốn sấy
khô sự sống. Chiến sự vùng Quân khu 1 đêm ngày rền vang tiếng súng.
Ly cà phê đá, lon bia lạnh có làm dịu đi cái nóng nực bức bối trong người
nhưng không làm dịu bớt nỗi bất bình. Đầu An tỉnh táo, óc phê phán trỗi
dậy sự suy xét. Từ sự trải nghiệm hơn chục năm của người sĩ quan nhảy dù
nơi chiến trường, anh ngán ngẩm với nhiệm vụ đóng chốt. Sự khâm phục
của An đối với các vị tướng lãnh ở bộ Tổng tham mưu bị xói mòn. Bộ tham
mưu của quân lực Việt Nam cộng hòa không đủ tỉnh táo khôn ngoan để tận
dụng sức mạnh tiềm ẩn của binh chủng Nhảy Dù. Sở trường của Nhảy dù