- Xã Xuân Lạc của ông không đạt 5% địa chủ, phú nông à?
- Xuân Lạc ruộng đất ít, không nhiều địa chủ tích tụ ruộng đất.
- Sao không đôn lên cho đủ?
- Chẳng nỡ lòng làm thế. Đôn lên là sai đấy.
- Sao xã ông mở ít cuộc đấu tố thế.
- Bởi vì cả xã chỉ có một địa chủ cường hào.Ngoài ra, ở Xuân Lạc có vài
người, nếu chỉ căn cứ vào số ruộng đất có trong tay thì là địa chủ đấy,
nhưng lại là loại địa chủ do chí thú làm ăn, dành dụm tiền mua ruộng đất
nên không phải đấu tố họ.
Ông Bình còn bảo, thế là đúng chủ trương chính sách.Chao ôi! Ông ta trung
thực, thật thà quá thì bới đâu ra thành tích. Có học mà ngu mà dại, ông
Cành nghĩ thế, sánh sao được với sự biến báo của thằng Cành này. Ông ta
không bị cấp trên phê bình nhưng chẳng được biểu dương khen thưởng như
mình.Rổi việc “bắt rễ” và “xâu chuỗi” cũng được hội nghị tổng kết rút kinh
nghiệm, nêu gương ông là lãnh đạo đội xuất sắc, đã “ba cùng” đi sâu đi sát
quần chúng. Nhờ công lao “bắt rễ” và “xâu chuỗi” đạt được hiệu quả cao,
nhiều bần có nông đã trở thành “cốt cán”, hỗ trợ cho thành công của cải
cách ruộng đất. Họ trở thành nông cốt của chiến dịch “ đấu tố”, hạ uy thế
của giai cấp địa chủ. Ông Cành không lạ gì, có kẻ lợi dụng sự “phóng tay”
trong cải cách ruộng đất để trục lợi, muốn ngoi lên thành “rễ” cốt cán,
muốn được chung phần “quả thực”. Loại người ấy đã “ tố điêu”, dù thâm
tâm biết rằng mình đang bịa đặt, nói dối, vu khống. Cũng có kẻ tư thù, ân
oán, hiềm khích với nhau đã dựng chuyện tố bậy. Tố không cần bằng chứng
vẫn được ghi vào hồ sơ tội trạng- lũ địa chủ khiếp hãi nhất chuyện này.
Bước đi quan trọng trong cải cách ruộng đất là hạ uy thế của giai cấp địa
chủ, phân loại địa chủ, địa chủ kháng chiến, địa chủ thường, địa chủ cường
hào ác bá, địa chủ phản động. Bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ phản động
phải lĩnh án tử hình hoặc tù đầy khổ ải. Muốn thế phải dầy công chuẩn bị
“đấu trường tố khổ ” cho thật chu đáo. Bần cố nông được khuyến khích,
động viên tham gia tố khổ. Ra đấu trường phải sao cho không vấp váp, nói