xa nhưng vẫn hoài gần gũi. Có phải không Danh? Có những kỷ niệm mà
con người phải dùng hết cả đời để hồi tưởng – một văn sĩ nào đã viết như
thế. Và My vẫn luôn luôn hồi tưởng đây. Kỷ niệm đã hơn một năm qua rồi,
bắt đầu từ một thời điểm khắc nghiệt của dân tộc. Không phải kỷ niệm của
riêng My, mà của tất cả, trong đó có thầy My, bạn My, anh em My, và
Danh. Nhưng kỷ niệm đó trói buộc vào cho My. Danh có biết, My đã khóc
hoài trong lớp học. My đã lặng người trong giảng đường. My đã theo
những chuyến xe không hứa hẹn bình yên để đến với những nỗi nhọc nhằn.
My đã gội nắng để chia sớt từng hạt gạo cho người. My đã đến dạy hát cho
những bé thơ của một lớp học chạy loạn để đến lúc ra về không nỡ dứt, My
lại khóc. Và ở một nơi – một nơi mà Danh đang sống bây giờ, My đã đến,
trong một quãng thời gian dài, một năm, để My thấy những cơn mưa tai
nghiệt vẫn không ngớt đổ lên đầu người. Và như thế, My sẽ hồi tưởng kỷ
niệm ấy, suốt cả cuộc đời My.
Danh có biết, My đã không đi “Sài Gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam” sau
ngày ngưng bắn như một nhạc sĩ đã viết. Mà My trở lại nơi cũ. Nơi đó, My
gặp Danh, đang mang một nỗi thiệt thòi vô cùng. Danh đã khiến My xúc
động biết bao, khi Danh hỏi “Phải chị viết quyển này không?”, khi Danh
hỏi “Phải chị học thầy C. không?”, và khi Danh cùng kể với My những kỷ
niệm ở một mái trường. Phải không Danh, bốn bể rồi cũng là anh em. My
đã xem Danh là một người bạn – một người bạn nhỏ, hai năm sau My,
Danh đã đến ngồi ở cùng một lớp.
Danh có biết, Danh đã cho My những phút giây xúc động. My đã muốn
khóc khi đem đến cho Danh một quyển Tuổi Hoa, một quyển Thằng Bờm,
Danh đã giở mục đố vui ra say sưa làm. Một cử chỉ rất bé thơ, rất học trò.
Không thể nào nhìn Danh là một người lớn. My biết Danh, khi qua khúc
sông đời hùng dũng nhất, giờ đã trở về làm một trẻ thơ, phải thế không
Danh?
Danh có biết, chiếc xe lăn để ở cạnh giường Danh, cũng đã làm My xúc