PHỐ - Trang 122

- Không, xin anh đừng nói gì hết, em vội lắm! – Bà khách chuyển xưng

hô không tự biết và trên đôi môi quý phái phơn phớt màu nhót chín đang
run lên một thoáng xúc động không kìm được – Sáng mai em đã phải ra sân
bay để bay vào trong kia rồi. Ba em đang chờ ở đó. Xin lỗi…

Người khách, bằng một động tác tự nhiên khẽ kéo cổ áo ra, để lộ trên bả

vai trắng mịn một vết thẹo tròn màu nâu nhạt, một vết thẹo hiểm nghèo
cách tim không mấy xa:

- Anh có nhận ra điều gì không?

Nam lắc đầu mù mịt:

- Chị bỏ quá! Tôi quả thật không…

- Vâng! – Người khách cười héo hắt – Anh không nhận ra là phải. Cả

anh Bình cũng thế. Làm sao có thể nhận ra khi người mang ơn cứ nhớ về
đau đáu còn người ra ơn lại quên lãng đi.

- Ơn?… – Nam càng tỏ ra bối rối – Thú thật là tôi vẫn…

- Dạ! – Người khách ngước nhìn lên cửa sổ, nơi có những chùm hoa sấu

trắng nhẹ đung đưa, giọng nói thoắt trở nên xa xăm – Đấy là viên đạn của
một người lính bên các anh đã nhằm thẳng vào tim em nhưng nó lại chệch
vào đó. Người cứu em là anh Bình và người cứu ba em là anh.

- Khoan! – Vầng trán anh căng ra, mắt hơi nhắm lại – Hai cha con… Một

buổi sáng cuối tháng tư năm bảy lăm, lúc sư đoàn tôi đang tiến qua Xuân
Lộc vào Biên Hòa?

- Dạ! – Lúc đó hai cha con em đang ngồi trong nhà. Em bảo ông tháo bỏ

cái bộ quân phục đại tá đi song ông lại nói: “Đã trót theo một đằng, nếu có
phải chết thì cũng ráng chết ở vị trí đằng đó. Tháo bỏ quân phục tức là tháo
bỏ quân kỳ để cứu lấy thân lúc bại trận thì hèn lắm!” Đúng lúc ấy thì người
lính đeo súng ngắn, da ngăm đen, khuôn mặt vuông đạp cửa xông vào. Vừa
nhác nhìn thấy ba em, người ấy đã định găm đạn vào đầu ông già ngay. Sợ
quá, em vội quỳ xuống van lạy: “Ba chỉ là một giáo sư bị bắt lính, vào lính
rồi, ba chỉ ngồi ở văn phòng viết quân sử trong đó có cả lịch sử thời cả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.