PHONG CÁCH PR CHUYÊN NGHIỆP - Trang 43

Điều này cho chúng ta thấy được sức mạnh ghê gớm của ngòi bút.

2.2. Quyền và nghĩa vụ của báo chí

Khi ra đường chúng ta vẫn hay nhìn thấy những câu khẩu hiệu trên những

tấm pano lớn: “Sống và làm việc theo pháp luật”. Vì vậy, khi làm bất cứ một
việc gì, chúng ta cần phải tìm hiểu xem việc đó có phạm pháp hay không?
Nếu được đổi, chúng tôi sẽ chỉnh sửa câu khẩu hiệu ấy thành: Sống và làm
việc theo đạo đức và pháp luật. Vấn đề đạo đức và luật pháp trong PR cũng
rất phức tạp, trong phạm vi của cuốn sách này, chúng tôi không đề cập tất cả
mọi khía cạnh về quyền và nghĩa vụ của báo chí, chúng tôi chỉ đề cập quyền
và nghĩa vụ của báo chí liên quan đến doanh nghiệp.

Báo chí có những quyền sau đối với doanh nghiệp:

Thông tin trung thực các vấn đề trong hoạt động của doanh nghiệp.

Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt (những chương trình từ thiện,
chương trình vì cộng đồng, doanh nhân tâm - tài, những gương mặt
tiêu biểu của năm…).

Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các doanh nghiệp
trả lời thắc mắc liên quan đến doanh nghiệp.

Báo chí có quyền tố cáo vi phạm của doanh nghiệp đến Viện Kiểm sát
Nhân dân.

Nghĩa vụ cải chính:

Khi báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín
doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi yêu cầu đến cơ quan báo chí đề nghị
đăng tin cải chính.

Thời hạn đăng cải chính: (tính từ thời gian có kết luận của cơ quan
điều tra): Đối với báo ngày, phát thanh, truyền hình là 5 ngày; báo
tuần là 10 ngày, tạp chí 10 ngày so với xuất bản gần nhất.

2.3. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo

Quyền của nhà báo:

Thông tin trung thực về tình hình doanh nghiệp

42

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.