một nhịp cầu duy nhất cao vút và mang đậm tính nghệ thuật. Các chuyên
gia công trình và kiến trúc thời bấy giờ nhất loạt kinh hãi và chỉ trích thiết
kế này là một thứ đáng khinh, một thứ hão huyền không có tác dụng thực
tế.
Như bất cứ ai từng xây dựng một công trình trong đô thị đều biết, lấy được
giấy phép xây dựng có thể là một nhiệm vụ tốn nhiều thời gian và nhọc
nhằn, nhưng với trường hợp của da Vinci, 500 năm mọi sự mới ngã ngũ!
Xác lập một tiêu chuẩn mới về “muộn còn hơn không”, thiết kế cây cầu thế
kỷ XVI của Leonardo cuối cùng đã được thành phố Istanbul cấp phép. Thử
tưởng tượng xem đáng lẽ ra việc thiết kế cầu đường đã có thể vươn tới
tương lai ngay từ thế kỷ XVI, nếu như các kỹ sư công trình bảo thủ, lạc hậu
của thành Constantinople có đủ năng lực vượt qua khoảng an toàn của
mình và nhìn thẳng vào sự thực là bộ óc thiên tài của con người đang đứng
ngay trước mắt họ có thể hiệu chuẩn lại cả thế giới quen thuộc xung quanh.
Nhưng lịch sử điểm xuyết rất nhiều những câu chuyện kiểu da Vinci, chúng
kể về những nhà cải cách vĩ đại nhất của thời mình đã phải vật lộn thế nào
để đưa những sáng kiến phi thường vượt qua quyền lực của những kẻ
quyền cao chức trọng, vốn chỉ chấp nhận những thứ đựng vừa những cái
hốc có sẵn và các học thuyết lâu đời.
Phong cách Virgin = TÁI CÁCH TÂN
Càng gắn bó lâu với việc kinh doanh (đến nay là gần 50 năm rồi), tôi càng
cảm thấy câu ngạn ngữ Pháp này đúng đắn: Plus ca change, plus c’est la
même chose, nghĩa đơn giản là: Mọi thứ càng biến đổi thì lại càng y
nguyên. Có lẽ chính vì kinh doanh lâu hơn hết thảy mọi người mà tôi khám
phá ra điều này, nhưng tôi đã quan sát thấy rằng một số cách tân gần đây
nhất của Virgin, về căn bản, chỉ là tiếp thu bài học về những sáng kiến
tương tự những gì Virgin từng giới thiệu thuở mới kinh doanh – tôi cho là
bạn sẽ gọi đó là “tái cách tân”.