về được 250 nghìn đô-la. Nên, dù tôi bị tước mất cơ hội được nói: “Đấy,
mẹ thấy chưa, con đã bảo mà”, thì thật lòng tôi phải ngưỡng mộ sự kiên
định của mẹ, và thay vào đó là một câu (rất lí nhí): “Mẹ siêu thật đấy.”
Một trong những nét tính cách đặc trưng gia đình mà tôi (được bảo là do)
thừa hưởng từ di truyền đó là nhất quyết nói lời cuối cùng khép lại bất cứ
chủ đề gì. Nào, để thể hiện là mình vô cùng linh động, tôi sẽ mời mẹ Eve
nói vài lời đầu tiên trong cuốn sách này, tôi mời mẹ (với tư cách là một tác
giả cũng đã có sách xuất bản) viết vài cảm nghĩ. Dựa trên những gì tôi vừa
kể, bạn thử xem những lời sau đây nghe có quen không nhé? “Mẹ nào con
nấy” mà!
Ricky yêu quý,
Nếu thật lòng con muốn mẹ nói gì đó trong cuốn sách sắp tới của con thì
đây nhé.
Bố mẹ đã nhận thấy điều đó ở con, gần như từ khoảnh khắc đầu tiên con
bắt đầu biết nói. Nhưng thậm chí từ trước đó, khi con mới tập đi, bố mẹ đã
ý thức rằng rồi mình sẽ bận bịu lắm đây; con chập chững thế thôi, nhưng
rõ ràng là một đứa bé thích làm mọi thứ theo cách riêng, và bằng những
nguyên tắc riêng của con.
Để làm mọi chuyện thêm thú vị, khi lớn lên, con liên tục ấp ủ sẵn sàng đủ
thứ âm mưu điên khùng, mà con tin chắc rằng sẽ biến đổi cả thế giới, kiếm
được thật nhiều tiền hoặc cả hai! Thi thoảng, bố mẹ thốt lên những câu
kiểu: “Thôi đừng bày trò lố thế, Ricky ơi! Chẳng đi đến đâu đâu.” Thế
nhưng, thường thì, bố con và mẹ chọn cách cho con thật nhiều không gian
để tự học hỏi từ những lỗi lầm, để con thỏa thích theo đuổi kế hoạch trồng
cây thông Giáng sinh, chăn nuôi chim chóc cùng các loại hình kinh doanh
lạ đời và tuyệt vời mà con nghĩ ra. Gần như không có ngoại lệ, tất cả đều
chuốc về cái kết thảm họa theo kiểu gì đó, còn bố mẹ thì đi nhặt nhạnh
những mảnh tan tác – cả nghĩa đen và nghĩa bóng – nhưng bố mẹ vẫn kiên