hoàng chiến binh với hai con gái phò tá cạnh bên, oai phong dong cỗ chiến
xa song mã ra trận!
Lịch sử ngập tràn những câu chuyện về các vị tướng lĩnh hy sinh anh dũng
vì quốc gia, dân tộc, dù chẳng phải lúc nào họ cũng sáng suốt, và ở đây thật
hiếm có ví dụ nào hay hơn sự kiện trứ danh Sứ mệnh Khinh binh (Charge
of the Light Brigade) đã đi vào bất hủ nhờ tác phẩm thi ca cùng tên của
Alfred Lord Tennyson. Đây cũng là một kiến thức mà hầu hết các học trò
Anh quốc đồng trang lứa với tôi phải học trong tiết Văn chương, mặc dù tới
hôm nay, tôi chỉ còn nhớ được mỗi câu “Nửa dặm, nửa dặm…” Sứ mệnh
nổi tiếng này xảy ra vào năm 1854, trong cuộc chiến Crimea, khi thông tin
không ăn ý từ sâu trong lòng chiến tuyến đã khiến 673 kỵ binh Anh vũ
trang hạng nhẹ phải thiệt mạng oan uổng. Cũng giống như Đô đốc Nelson ở
Trafalgar 50 năm trước đó, vị thống soái lần này là Lord Cardigan cũng ngã
xuống bên cạnh binh lính của mình. Thế nhưng, không như chiến công chói
lọi ở Trafalgar, đây là một cuộc phiêu lưu rơi vào quên lãng vì đẩy những
kỵ binh chỉ quen giáo mác đến “thung lũng tử thần”, nơi họ phải đối mặt
với quân Nga được trang bị hỏa lực cực mạnh.
Trong chiến trận cũng như trên thương trường, luôn có một lằn ranh vô
cùng mong manh phân định giữa thành tựu quả cảm với thất bại dốt nát.
Trong khi lịch sử kể lại rằng đội khinh binh chẳng có lấy một chút cơ may
thành công, thì ngược lại, nếu đội quân người-ngựa của tướng Cardigan lại
xoay xở tài tình thế nào đó để giành chiến thắng bất chấp mọi gian khó, thì
hẳn nhiên họ sẽ được ghi nhớ nhiều hơn ngoài một vài vần thơ dành tặng
những hy sinh vô vị của họ.
DŨNG KHÍ TẬP ĐOÀN
Dù đòi hỏi cực nhiều dũng khí, nhưng nhiệm vụ lãnh đạo tập đoàn trong
thế giới kinh doanh cá-lớn-nuốt-cá-bé ngày nay chẳng đến nỗi nguy hiểm
chết người như thời các ngài Cardigan, Nelson hay nữ hoàng Boadicea. Thế
nhưng, khi bàn đến chuyện nhuệ khí và xây dựng đội ngũ cho riêng mình,