tin rằng mình đã bày tỏ thông điệp hiệu quả hơn so với trường hợp viết dài
gấp mười lần.
Nên, một lời khuyên ở đây với bất cứ ai viết tài liệu chào hàng lần đầu hoặc
bất cứ giấy tờ thông tri nào – và tất nhiên, nếu tôi phải làm những việc đó –
thì bất cứ cái gì dài hơn “một trang” đều bị coi là quá dài. Thật ra, kể cả
một e-mail vượt quá mức “vài trăm từ” cũng không thể nào thu hút được sự
chú ý của tôi hay bất cứ ai. Một ngày có được bao nhiêu giờ đồng hồ đâu,
chẳng ai có đủ thời gian mà vật vã đọc cho hết nổi những thư từ dài dòng
rườm rà kiểu-Ngài-Humphrey. Anh bạn Larry Page của tôi ở Google có lần
kể với tôi là các đồng nghiệp của anh đều biết nếu gửi cho anh những e-
mail dài hơn số ký tự của một tin nhắn tweet, đồng nghĩa với khả năng anh
sẽ không bỏ thời gian ra mà đọc nó tăng theo cấp số mũ. Lôi kéo sự chú ý
của ai đó trong viết lách cũng giống quá trình bỏ neo tàu biển vậy. Đầu tiên
sợi dây mỏng manh nhẹ bẫng (tin nhắn tweet) được quăng vào tay người
neo tàu, sợi dây này dẫn tới một đoạn cáp to khỏe hơn (e-mail) cuối cùng
móc vào cáp neo tàu cực to cực nặng (phần trình bày đầy đủ). Cứ thử
quăng sợi cáp to nặng đầu tiên, kiểu một cái e-mail dài năm trang mà xem,
nó sẽ chìm nghỉm biệt tăm biệt tích ngay.
TÔI GHÉT PHÁT BIỂU
Một câu tuyên bố thế này, lại thốt ra từ một người rất hay phải phát biểu
chắc sẽ khiến mọi người ngạc nhiên, nhưng đến bây giờ, đây vẫn là sự thật,
chẳng khác gì năm mươi năm về trước, hồi tôi mới bắt đầu nói trước đám
đông. Tôi vẫn nhớ tôi đã sợ chết khiếp khi phải đứng trước toàn trường để
phát biểu. Đó là cuộc thi mà tụi tôi phải học thuộc lòng một bài nói ngắn và
trình bày trước cả trường. Nếu có lúc nào nhỡ vấp váp, chuông sẽ réo inh ỏi
nhắc nhở ngay, tình cảnh của tôi là thế đấy. Sẽ bị loại luôn. Thật tình là tôi
đã miệt mài chăm chỉ để học thuộc bài, và dù vô cùng hoảng sợ, tôi đã cố
gắng khởi đầu khá suôn sẻ, nhưng được vài phút thì đầu óc tôi bỗng nhiên
trống rỗng. Chỉ trong khoảnh khắc, tiếng R-E-N-G đã đưa tôi trở lại hiện