thực. Đến giờ tôi vẫn toát mồ hôi hột mỗi khi nhớ lại trải nghiệm tột cùng
đau khổ ấy.
Gạt hẳn sang một bên nỗi hồi hộp, thì chỉ đơn giản, là tôi chưa bao giờ vui
thích việc nói trước công chúng, và cũng giống như mọi việc khác trong
đời mà tôi không thích, thì tôi vẫn thực hiện không đến nỗi quá tệ. Qua
nhiều năm tháng, tôi đã dần trở nên thoải mái với vai trò một diễn giả,
nhưng tôi vẫn cứ bị căng thẳng. Có chút an ủi là không phải một mình tôi
rơi vào cảnh này, khi nỗi sợ nói trước đám đông – hay như thuật ngữ lâm
sàng là “chứng sợ nói” – nằm ở đầu bảng, cùng với chứng sợ bay, chính là
những nỗi sợ phổ biến nhất của con người.
Một thực tế không thể trốn tránh trong kinh doanh, ấy là bạn càng thành
công, càng đạt tới những nấc cao hơn trên thang bậc tập đoàn, thì bạn càng
thường xuyên bị bắt buộc phải bước ra trước micro. Không như trong lĩnh
vực công, nơi mà năng lực thực hiện những bài diễn thuyết hùng hồn đã
giúp rất nhiều người đáng lẽ ra chỉ là những con buôn chính trị tầm thường
được trúng cử, trong khu vực kinh tế tư nhân, dù đó là một tài năng hữu ích
thật, nhưng tôi cho rằng không có quá nhiều người được tuyển dụng hoặc
thăng tiến chủ yếu dựa vào khả năng nói chuyện trước đám đông. Máy
nhắc chữ là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho những bài phát biểu trước
đông đảo thính giả. Khi đã có máy nhắc chữ, vài viên trợ tim và khả năng
đọc chữ, gần như bất cứ ai cũng có thể thực hiện một màn biểu diễn rất
đáng ngưỡng mộ, nhưng điều tréo ngoe đáng buồn là những màn hình kính
nho nhỏ ấy không dễ dàng giấu giếm trước nhóm thính giả quy mô nhỏ
hơn. Bầu không khí thân mật ở những nhóm dưới một trăm người gây ra tỷ
lệ ngắt lời và chất vấn cao hơn nhiều, việc này không có lợi lắm khi dùng
máy nhắc chữ!
Và một cảnh báo: quá lạm dụng công nghệ có thể gây nguy hiểm theo
nhiều hướng, nhưng tình hình sẽ là nguy ngập nhất khi món đồ công nghệ
cao ấy là chiếc máy nhắc chữ, và bạn thì đang đứng trước thính giả. Mọi