Tôi là một kẻ hâm mộ cuồng nhiệt Ngài Winston Churchill – bạn sao có thể
không yêu mến một con người mà, trong bài phát biểu tại Hạ viện Anh năm
1948, đã nói: “Về phần tôi, tôi có ý kiến là sẽ tốt đẹp hơn nếu các bên đều
đồng ý trả quá khứ về với lịch sử, đặc biệt là vì tôi đề nghị viết nên lịch sử
đó.” Hơi trớ trêu, những lời lẽ của ông đã được lịch sử “xoa nắn” và lời
trích dẫn (mới chế) mà người ta thường ghi nhận thuộc về vĩ nhân người
Anh này, là: “Lịch sử sẽ nương nhẹ với tôi, bởi tôi định viết nên lịch sử.”
Dù thế nào đi chăng nữa, thì đó là cách tiếp cận mà rất có thể tôi sẽ quyết
định tự mình noi theo một ngày nào đó! Churchill được công nhận rộng rãi
là một trong những diễn giả vĩ đại nhất mọi thời, nhưng ông chỉ xác lập
được vị thế này sau rất nhiều nỗ lực: ông khẳng định rằng trung bình ông
chuẩn bị một tiếng đồng hồ cho mỗi phút của bài phát biểu. Chắc chẳng
mấy, nếu không muốn nói là không có lời khuyên nào cho chủ đề nói trước
công chúng trúng phóc hơn hai trích dẫn cũ xưa và vui nhộn này – sau đây
là một câu trích dẫn tôi vô cùng yêu thích, vẫn thường được coi là của Ngài
Winston Churchill:
“Một bài phát biểu hay nên giống như váy của phụ nữ: đủ dài để che chắn,
nhưng phải đủ ngắn để khơi gợi hứng thú.”
Hãy ghi nhớ lời khuyên này. Kể cả những diễn giả tài năng cực kỳ thiên
bẩm như Churchill cũng không bao giờ ép buộc thính giả phải lắng nghe
ông quá hai mươi lăm phút. Kéo dài một bài trình bày quá ba mươi phút
thực sự là kéo giãn khoảng chú ý của bất cứ thính giả nào.
Tôi tôn Mark Twain lên ngang hàng với Ernest Hemingway ở vị trí các văn
hào nước Mỹ tôi hâm mộ. Twain cũng là một diễn giả vô cùng được trọng
vọng. Có vẻ giống như Churchill, dường như ông cũng rất thích được
thuyết giảng về việc thuyết giảng. Ông hiển nhiên lưu tâm đến một hiểu
lầm rất phổ biến: muốn trở thành một diễn giả thành công, bạn buộc phải
có khả năng thực hiện những bài nói kiểu ứng khẩu. Twain đã lý giải điều