này thật tuyệt hảo vào năm 1899, khi phát biểu tại một buổi tiệc tối vinh
danh ông tại Whitefriars Club, London, ông nói:
“Nhưng còn nói kiểu ứng khẩu – việc này rất khó. Tôi vẫn hay làm việc đó
bằng cách này: Tôi thường bắt đầu trước chừng một tuần, và viết ra bài
nói ứng khẩu của tôi rồi học thuộc lòng.”
Một lời khuyên láu lỉnh khác của Twain gửi đến các diễn giả nhắm vào một
khuynh hướng: các diễn giả bị căng thẳng thường sẽ hít một hơi thật sâu –
rồi, giống như tôi với cái máy nhắc chữ chạy vùn vụt – họ cũng băng băng
vượt qua bài phát biểu như một con tàu tốc hành. Cứ như thể (và gần như
đúng trong mọi trường hợp) họ chỉ mau mau chóng chóng nói cho xong và
đi xuống khỏi bục. Nhằm giải quyết nỗi thống khổ hết sức phổ biến này,
Twain nói về một khoảng ngưng đúng lúc cũng đóng vai trò then chốt và
hiệu quả chẳng kém gì lựa chọn từ ngữ chuẩn xác. “Lời lẽ chuẩn xác có thể
sẽ hiệu quả, nhưng không một lời nào hiệu quả cho bằng một khoảng
ngưng đúng lúc.”
Trước khi máy nhắc chữ xuất hiện trên đời, tôi đã quen sử dụng các thẻ tóm
tắt. David Tait, người thường chấp bút các bài phát biểu cho Virgin Atlantic
tại Mỹ, thường lấy làm thích thú với việc đánh dấu trong những tấm thẻ lạ
lùng được sắp đặt một cách có tính toán ấy những chữ “DỪNG” to bự, chỉ
để đảm bảo tôi sẽ ngừng lại đủ lâu, cho một luận điểm nào đó có thì giờ
“ngấm vào” thính giả. Công nghệ này lạc hậu, chắc rồi, nhưng dẫu sao vẫn
cực kỳ hiệu quả.
Một tuyên bố nữa của Twain về chủ đề diễn thuyết đã giúp tôi xoa dịu
những nỗi day dứt của bản thân, đó là: “Chỉ có hai kiểu diễn giả trên đời:
1. Kiểu lo âu. 2. Những kẻ nói dối.”
Một thực tế lạ lùng ấy là lo lắng thật ra có lợi. Đến cả những diễn giả xuất
sắc nhất, lão luyện nhất còn căng thẳng, thì bạn cũng chẳng nên chán nản
làm gì. Chút bồn chồn khiến trí óc thêm bén nhạy, giúp bầu nhiệt huyết