mức đơn giản nhất có thể, trong khi độ phức tạp chẳng mang lại gì, ngoài
gây rắc rối. Thế nhưng, thật bất hạnh thay, rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp
và chính trị gia có vẻ không mấy tán thành với nguyên tắc này.
Trong trường hợp của tôi, những khó khăn gây ra bởi chứng khó đọc khiến
sự đơn giản trong giao tiếp là đòi hỏi bắt buộc chứ không chỉ là việc nên
làm. Nhưng bất kể trong công việc hay đời sống, trau dồi nghệ thuật nói
năng giản dị, khúc chiết chỉ mang lại toàn là lợi ích cho mỗi chúng ta, và tất
cả những ai có liên đới đến ta. Với một số người, như Bill Clinton, khả
năng ăn nói là thiên phú, song hành cùng trí thông minh bẩm sinh và khả
năng diễn đạt súc tích; nhưng rất nhiều người khác thì nói năng chẳng hề
gọn ghẽ chuẩn xác, mà thường rối tung rối mù khó hiểu.
Một ví dụ cho tình trạng khổ sở ấy có thể được tìm thấy trên loạt hài kịch
truyền hình xuất sắc của đài BBC – Yes, Prime Minister (tạm dịch: Vâng,
Thưa Thủ tướng). Tôi không hay xem ti vi lắm, nhưng loạt phim này từ lâu
đã là chương trình tôi yêu thích – thậm chí còn có tin rằng đây là một trong
số ít những chương trình truyền hình “bắt buộc phải xem” của cựu Thủ
tướng Anh Margaret Thatcher. Trong chương trình có một nhân vật tuyệt
hay là Ngài Humphrey, một ví dụ tương phản cho tất cả những gì mà KISS
đại diện. Éo le thay, thầy dạy tiếng Anh của tôi hồi ở trường Stowe hẳn sẽ
mô tả Ngài Humphrey là “một thí dụ hoàn hảo của ê a dài dòng, cà kê dê
ngỗng và ngôn từ bóng bẩy nhưng rỗng tuếch”, một câu nói chúng tôi vẫn
giỡn với nhau là miêu tả đích danh ông thầy đó! Tuy vậy, nói một cách giản
dị, Ngài Humphrey là hình ảnh biếm họa tuyệt hảo cho kiểu người thích nói
năng rườm rà nhưng không thể hiện được bất cứ điều gì có thể hiểu được.
Nếu bạn không biết Yes, Prime Minister, thì sau đây là một đoạn thoại ngắn
khắc họa Ngài Humphrey xuất sắc nhất – hay nói chính xác hơn là tệ hại
nhất.
“Những hoài nghi về chính sách điều hành có thể gây ra những nhầm lẫn
giữa chính sách điều hành với điều hành chính sách, nhất là khi trách nhiệm