“For sale, baby shoes, never used.” (tạm dịch: “Bán: Giày trẻ em, chưa
dùng”)
Nếu ông kể câu chuyện này trong vòng hai mươi chữ, tôi ngờ rằng nó sẽ
chẳng thể nào sầu thảm bằng phiên bản sáu từ, và tôi chắc chắn sẽ không đề
cập đến câu chuyện nhỏ ấy sau năm mươi năm kể từ lần đầu tiên đọc nó.
Được truyền cảm hứng từ việc hồi tưởng lại tác phẩm kinh điển nho nhỏ
này, gần đây, tôi có tổ chức một cuộc thi trên blog của mình, kêu gọi những
“người theo dõi” trực tuyến (xin lỗi chứ, có gì đấy ở cái từ “người theo dõi”
khiến nó nghe mới vênh váo làm sao) viết một câu chuyện thật ngắn. Và,
vốn là một người hào phóng, tôi còn tặng cho những người tham gia hơn
một từ so với những gì Hemingway phải trổ tài thi thố: họ được cho hạn
bảy ngày để viết một câu chuyện bảy-từ, người thắng cuộc sẽ nhận được
một cặp vé trên một chuyến bay (cực ngắn) ở một hãng hàng không nào đó
thuộc Virgin.
Mức độ hồi đáp chúng tôi nhận được thật phi thường. Khá nhiều tác phẩm
xuất sắc, nhưng tiếc thay, không phù hợp để in lại trong cuốn sách này.
Cũng có rất nhiều câu vui nhộn, như “tác phẩm” tuyệt vời của LC
Moningka: “Đồ tể ăn chay, gà mừng rỡ” – bạn thấy ngay sự việc diễn ra
trước mắt ấy chứ! Thế nhưng, tác phẩm thắng giải đến từ Sarrah (hừ), cô
học hỏi vị tiền bối Hemingway, chọn cách làm ta đau lòng trước bi kịch:
“Nắm tay, họ cười. Tôi nhìn, khóc.” Hic hic!
Mặc dù việc sáng tạo ra những câu chuyện cực ngắn tạo ra một trò chơi vô
cùng nhộn cho các bữa tiệc tối, bạn cũng có thể đem ra thử với đội viết
tuyên bố hành động cho doanh nghiệp mình. “Nào, giờ xin hãy quay trở lại
bảng vẽ và cắt giảm cái tuyên ngôn sứ mệnh dài 560 từ này xuống còn 10
từ!” Khi họ vừa đứng dậy, bạn có thể nhượng bộ và thể hiện tấm lòng
khoan dung bằng câu nói: “Ô kìa làm sao thế, thôi thì tôi cho các anh chị
25 từ!” Thế nhưng, bằng tất cả sự nghiêm túc, tôi xin khẳng định, tình
trạng này không chỉ đúng với mỗi tuyên ngôn sứ mệnh: văn hóa