hoàn thành chính sứ mệnh ấy của công ty mình. Nếu một trong hai điều
kiện này không tồn tại, thì chẳng có lý gì phải cố gắng “tô son điểm phấn
cho heo” dưới hình thức những tuyên ngôn bóng bẩy mà xa vời, sáo rỗng.
Khi một doanh nghiệp đưa ra tuyên bố sứ mệnh kêu choang choang nào đó
mà chỉ khơi ra được cái nhướn mắt cùng phản ứng “À phải!” từ mọi nhân
viên đọc nó, thì rõ là thời gian và nỗ lực nên đổ vào giải quyết vấn đề hơn
là viết ra thứ gì đó để che đậy. Một ví dụ kinh điển của tình trạng đứt kết
nối nghiêm trọng ở khía cạnh này có thể thấy rõ khi tập đoàn Enron phá
sản, hủy hoại cuộc sống và các khoản tiết kiệm của hàng trăm nghìn nhân
viên cùng nhà đầu tư. Vào giây phút “băng hà”, Enron kiêu hãnh chưng ra
câu tuyên bố sứ mệnh rất đẹp mã của mình: “Tôn trọng, Minh bạch, Kết
nối và Thành công.” Nói ít làm nhiều có lẽ lại hay hơn!
Với tôi, toàn là tiếng Latinh!
Mối liên hệ đầu tiên của tôi với thứ gì đó gần giống với tuyên bố sứ mệnh
là hồi mới là một cậu nhóc lớn lên ở nước Anh. Khi đó, người hùng đời-
thực vĩ đại nhất với tôi chính là phi công lái máy bay chiến đấu của Không
lực Hoàng gia trong Thế chiến thứ II Douglas Bader. Sau khi xem bộ phim
Reach for the Sky (vài lượt) kể lại câu chuyện anh hùng siêu việt của phi
công Bader cụt chân, tôi nhớ là đã hỏi bố về câu khẩu hiệu của Không lực
Hoàng gia “Per Ardua ad Astra.” Khi bố giải thích cho tôi nó có nghĩa là
“Vượt qua gian khó, hướng tới ngàn sao”, trí óc non nớt dễ bị ấn tượng của
tôi đã nắm chặt lấy nó như thể một thứ giàu cảm hứng nhất mà tôi từng
được nghe. Có gì đó thật hấp dẫn phi phàm trong cái ý niệm chiến đấu để
vạch đường đi tới những vì tinh tú, bất kể thử thách có gian nan nhường
nào. Trước con mắt sửng sốt của các bạn đồng trang lứa, tôi nhớ mình đã
lướt băng băng trên chiếc xe đạp và hô vang “Per Ardua ad Astra” váng
tận trời xanh – chắc hẳn cũng như cách lũ trẻ thời nay sử dụng câu thần chú
của một nhân vật tuyệt vời trong bộ phim Toy Story - chàng người máy phi
hành gia Buzz Lightyear: “Tới vô cực và xa hơn nữa” (To Infinity and