Nhưng, nếu quả mình là một nam nhân, mình có thể thích một nữ nhân
không có miệng sao?
Ngoại trừ hũ rượu ra, trong nhà bếp đương nhiên còn phải có những vật
phải mở miệng khác. Đao cũng phải mở miệng, dao nhà bếp cũng vậy.
Dao không mở miệng làm sao có thể cắt cổ gà, chặt xương vịt, mổ bụng
cá, chặt đầu cừu.
Không có dao, nhà bếp còn có thể nấu nướng gì nữa?
Dao phải mở miệng mới bén, hũ phải mở miệng mới là hũ.
Nhưng trong nhà bếp còn có những vật khác không thể mở miệng.
--- Chai dầu, chai tương, chai dấm, lọ đường, lọ muối, lọ tiêu, đều không
thể mở miệng.
Chai chai lọ lọ vốn không thể mở miệng, mở miệng là hư mốc.
--- Bọn nữ nhân có phải cũng nên học hỏi những chai chai lọ lọ đó hay
không?
Nồi đất, nồi sứ, nồi sắt, bình thường đều chùi rửa sạch sạch sẽ sẽ, nồi xếp
một bên, nắp nồi xếp một bên, rành rành định phận, đó là lúc “mở miệng”.
Nhưng đợi đến khi trong nồi đất có đầu cá, rau cỏ, đậu hủ, thịt viên, gà
vịt, trong nồi sứ có vi cá, tổ yến, bào ngư, phải “đậy” nắp nồi vừa khít,
không thoát hơi, không nhiễm khí.
Hoa Cảnh Nhân Mộng nói:
- Trong nhà bếp đương nhiên còn có chảo, mâm, tô, và chén, đũa. Có
những gia đình trong nhà bếp còn cúng thờ ông Táo, một năm tứ quý không
để tắt lửa.
- “Thượng thiên ngôn hảo sự, hạ giới bảo bình an” - Mộ Dung Thu Thủy
thốt - “Ta thật nên đi xem trong nhà bếp của ta có cúng thờ một vị Táo quân
hay không”.
- “Cho dù có cũng vô dụng” - Nhân Mộng nói - “Sự bình an của ngươi
Táo quân không bảo vệ được”.
- Ồ?
- “Táo quân là một tiểu thần, ngươi lại là quý nhân” - Nhân Mộng thốt -
“Ông ta làm sao có thể quản lý được chuyện của ngươi?”
- Có lý.