PHONG TRÀO DUY TÂN - Trang 72

tới lui của những tàu buồm ngoại quốc ; Lê thánh Tôn khi nghỉ quân trên
đèo Hải Vân, đã thấy Lộ hạc Thuyền trên Vũng Thùng Đà Nẵng rồi. Nhưng
suốt thời Chúa Nguyễn và Triều Nguyễn đang thịnh, Hội An đóng vai trò
Hải Cảng số một của Đàng Trong : đó là nơi giao thông quốc tế.

« Ngành ngoại thương đã phát triển ở Hội An, mà người Âu gọi là

Faifo kể từ cuối thế kỉ 16. Nguyên nhân chính yếu của sự phát triển ấy là
đạo dụ năm 1567 Minh Mục Tông, cho phép thường dân Trung Quốc xuất
dương buôn bán với các quốc gia Đông Nam Á,
nhưng sự giao thông với
Nhật Bản vẫn bị nghiêm cấm. Vì lẽ ấy, thương thuyền Nhật Bản phải tới Hội
An, một thương cảng của Chúa Nguyễn để giao dịch với các thương thuyền
Trung Quốc năm nào cũng từ đại lục tới đây buôn bán. Hội An biến thành
một địa điểm chuyên khẩu hoặc trung gian cho cuộc mậu dịch giữa Trung
Hoa và Nhật Bản. Từ 1604 đến 1634, 86 chiếc thuyền Nhật đã tới Hội An
thông thương, nghĩa là 1/4 tổng số thương thuyền Nhật (331 chiếc) đã tới
các thương cảng Đông Nam Á trong 30 năm đó. Sự kiện này chứng tỏ rằng
Hội An chiếm một địa vị đặc biệt trong thương nghiệp Viễn đông trong tiền
bán thế kỉ XVI

45

. Do những lẽ ấy mà « ngọn gió ngoại thương ngày càng

mang thêm về (…) nhiều loại hóa phẩm ngoại lai quí lạ, (…) do những
thương thuyền từ các xứ Âu Châu, hoặc từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản, hay từ Phi luật Tân, Malacca đổ về Hội An

46

một mã đầu lớn vào thời

đó. Tơ lụa, gấm, vóc, sa đoạn, đồ sành, đồ sứ, đồ đồng, họa phẩm, đao kiếm,
giày, bít tất, các loại rượu và hào soạn, thuốc men cùng các chất bổ dưỡng
hiếm lạ. Cũng vào lúc bấy giờ, một vài thứ công nghệ trong xứ đã bắt đầu
phát triển, đáng lưu ý nhất là nghề dệt các thứ hàng quí như :
thái đoan, sa
lăng, cẩm trừu, cùng các loại hàng có hoa. Viễn tổ của các phường dệt nổi
tiếng thuở đó là người phủ Thăng Hoa, thuộc Quảng Nam dinh »

47

. Hội An,

như vừa nói, là một mã đầu lớn, có sức quyến rũ khá mạnh đối với bọn
thương nhân tới. Mà sức quyến rũ của Hội An chính là sức quyến rũ của
nguồn thổ sản sung thiệm ở Quảng Nam dinh. Một vùng mà Lê quí Đôn đã
từng cho là « một xứ phì nhiêu bậc nhất trong thiên hạ », và một thương
khách họ Trần, người Quảng Đông, từ Trung Quốc qua đã phải nhìn nhận
rằng : « …buôn bán ở Quảng Nam thì trăm thứ chẳng thiếu hàng gì, các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.