PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 111




Toan Ánh 111

nhân nhưng lại chính là việc chung cho cả gia đình, có ý nghĩa xã hội.

Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng, đó là bổn phận của cha mẹ, bổn phận này do sự

bảo tồn huyết thống và duy trì kế tự để giữ việc khói hương.

Với sự thờ phụng tổ tiên, mỗi gia đình đều cần qua mỗi đời, có con trai để nối dõi

tông đường. Chính sự thờ phụng tổ tiên nó đã làm cho nền tảng gia đình thêm vững
chắc, và muốn có con, lẽ tất nhiên phải có sự phối ngẫu giữa nam nữ.

Việc cưới xin làm rõ rệt hơn tính cách tín ngưỡng của gia đình Việt Nam với sự thờ

phụng trên, nhất là trong các việc duy trì gia thống.

Xưa kia, trai gái lấy nhau rất sớm. Nữ thập tam, nam thập lục, là tuổi trai gái đã

hiểu sự đời. Nhiều gia đình đôi bên cha mẹ còn đính ước với nhau ngay từ khi những
đứa trẻ còn là bào thai trong bụng. Những thủ tục này ngày nay không còn nữa và
trong việc hôn nhân của con cái cha mẹ chỉ đóng vai cố vấn, và do đó, việc cưới xin
cũng chỉ thực hiện khi con cái đã đến tuổi hiểu biết trong sự kén chọn.

Thời xưa có tục tảo hôn, nhưng các thư sinh thường lấy vợ muộn, các cậu còn

muốn ‘Bảng vàng chói lọi, đuốc hoa vội gì’.

Tục lệ cưới xin của ta, có nhiều điểm giống người Trung Hoa, vì theo tục lệ cũ.

Giá thú

Việc đôi bên phối ngẫu nhau gọi là ‘giá thú’. Thân Trọng Huề trong một cuốn sách

có nói ‘Giá thú là một cái lễ mà người đàn bà rời bỏ nhà mình để về nhà chồng’.

Theo tục lệ, con gái lấy chồng phải theo chồng, không được về nhà mình, chỉ được

phép thỉnh thoảng về thăm cha mẹ, rồi khi cha mẹ chết đi, chỉ trở lại về nhà mình vào
những dịp giỗ tết.. Và, một khi đi lấy chồng, người đàn bà, không còn có quyền nghĩ
đến nhà mình mà phải ‘lấy chồng gánh vác giang sơn nhà chồng’. Họ bên chồng nặng
hơn đối với họ nhà mình.

Định nghĩa trên của Thân Trọng Huề mới đúng có một phần và còn bỏ sót mục

đích chính của việc cưới xin.

Theo kinh lễ, thiên ‘Hôn lễ’, hai chữ ‘Giá thú’ được định nghĩa như sau:
‘Giá thú là một cái lễ nhân đó người đàn ông lo nối dòng họ nhà mình, gây dựng

con cháu’.

Đúng vậy, ‘Vì mục đích chính của hôn nhân là có con để lưu truyền tôn tộc và vĩnh

cửu sự phụng thờ’.(1). Luân lý ta cho người ‘vô hậu’ là phạm tội nặng nhất trong đạo
hiếu, như lời thầy Mạnh Tử đã nói: Bất hiếu giả tam, vô hậu vi đại’, nghĩa là ‘Bất
hiếu có ba điều, không có con nối dõi là nặng nhất’. Ba điều bất hiếu:

- Cha mẹ sống không phụng dưỡng
- Cha mẹ chết làm nhục tới vong linh các người.
- Không có con nối dõi tông đường.
Vì giá thú là một cái lễ, nên phải có mệnh của cha mẹ, có môi nhân.
Đối với người xưa, việc dựng vợ gả chồng là quyền của cha mẹ, con cái chỉ biết

vâng lời. Câu chuyện yêu đương trai gái, cha mẹ, không cần biết đến, nếu cha mẹ
không thuận tình. Việc ép duyên của cha mẹ, nhiều khi đã từng xảy ra những việc
đáng tiếc, bởi vậy ta có câu: ‘Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép duyên’.

Trai gái tự do lấy nhau, không bẩm mệnh cha mẹ là điều đáng chê, là trên bộc trong

dâu, vì như kẻ trèo tường dòm vách. Và các cô gái lấy chồng như vậy bị coi là Vợ
theo, không đứng trong hàng ‘bố kinh’. Việc hôn nhân chỉ được coi là chính thức khi
‘chồng cha mẹ lấy cho’.

Ép Duyên

Vợ chồng là căn bản của gia đình, vượt khỏi vòng lễ giáo, tức là không hợp đạo

người vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.