PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 109




Toan Ánh 109

nay, việc đốt pháo đã bãi bỏ nhưng tiệc tân gia vẫn vui.

Trang trí trong nhà

Dù sang hay hèn, đã có một ngôi nhà, ai cũng muốn trang trí để tăng vẻ đẹp ngôi

nhà củamình. Một vài chậu cảnh, mấy cây bông hồng trước của nhà, mấy bức tranh
treo trên tường, những lọ hoa bày bàn, những rèm treo cửa sổ, một vài bức tượng nhỏ
đặt trên chiếc kệ ở góc nhà, dều có mục đích làm cho ngôi nhà thêm khang trang, thêm
mỹ thuật.

Xưa và nay, sự trang trí nhà cửa không giống nhau.
Xưa có những luật lệ ràng buộc và ngăn cấm để phân biệt tôn ti trât tự xã hội, nay,

ai có tiền muốn trang trí nhà cửa ra sao tuỳ ý.

Luật lệ xưa ấn định việc trang trí nhà cửa tùy theo địa vị xã hội của chủ nhân, vua

quan có cách thức riêng và dân dã có cách thức riêng, dân không được trang trí một
cách “tiếm vị”.

Việc trang trí bắt đầu ngay từ lúc làm nhà,nghĩa là ngay từ khi dựng cột, bắc kèo.

Thợ mộc bắt chỉ, tô điểm thêm những đường cong, đường lượn khi làm cột, kèo, rui
hoặc xà nhà, giống như những đường chỉ ở các nơi đình chùa.

Lúc xây tường, đối với ngôi nhà gạch, thợ nề cũng xây ngay những đường lượn,

những bông hoa tại các cửa sổ, đầu hồi, và tô điểm bằng những nét vẽ mé tường trong
nhà, tùy theo ý muốn của chủ.

Mọi sự trang hoàng đều có quy định bởi luật lệ. Luật Gia Long; điều 156, có nói

rằng: tất cả nhà cửa, xe cộ, quần áo và tất cả mọi vật dụng của quan chức và thường
dân phải phân biêt rõ rệt. Ai dùng trái phép thì bị tội. Nhà cửa thường dân không dựng
trên một bệ đôi, mái đôi và làm gác’.

Trong nhà không được sơn phết trang hoàng. Mọi sự tô điểm đòn thượng lương,

nóc nhà, và trong nhà đều có sắc lệnh quy định.

Các quan đại thần nhất, nhị phẩm trang hoàng đòn thượng lương, nóc nhà, sườn

nhà bằng hoa lá hoặc đầu thú loại bốn chân như cọp, ruà, sư tử.

Từ tam phẩm đến ngũ phẩm chỉ được trang hoàng đề tài thú vật bốn chân.
Từ lục phẩm trở xuống không được phép trang hoàng gì cả.
Dân gian, lẽ tất nhiên, không được phép trang hoàng nhà cửa một cách rát có mỹ

thuật mà không phạm luật triều đình.

Người ta dùng chữ để trang hoàng: chữ Thọ, chữ Phúc, chữ Hỷ thường được dùng

tới luôn. Ngoài ra lại có đề tài bát bửu, tượng trưng cho sự bất tử cũng được dùng
nhiều: Cái quạt, thanh gươm, giỏ hoa, bầu rượu, cái phách, cây và cành tre, cái sáo, và
hoa sen....

(hình ảnh trang trí nội thất xưa)
Từ vua đến dân, tuỳ theo địa vị, các đề tài trang hoàng xưa gồn:
Tứ linh: Long, ly, quy, phượng.
Tứ hữu hoặc tứ thời: Mai, lan, cúc, trúc, hoặc tùng, cúc, trúc, mai.
Tam đa: Phúc, lộc, thọ. được tượng trưng bằng con Dơi, con Hươu và cây tùng
Lại còn các đề tài khác: Cọp, Sư tử, Mây, Nước, Lửa.
Đề tài thảo mộc cũng được dùng tới với Hoa, Lá, Cây, Quả. Mỗi loại cây có tính

cách tượng trưng riêng.

Cây Trúc tượng trưng cho người quân tử, sự tiết độ khôn ngoan.
Cây Tùng tượng trưng cho sự trường thọ.
Hoa cúc tượng trưng cho sự hạnh phúc
Hoa Sen tượng trưng cho sự thanh khiết
Để đem lại vẻ linh hoạt cho sự trang hoàng, những cây cảnh được bào chuốt sửa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.