PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 107




Toan Ánh 107


Nhà bốn mái và nhà hai mái đều là những kiểu nhà có từ lâu lắm, theo các nhà khảo

cổ thì từ thế kỷ thứ ba, thứ tư ở miền Bắc - căn cứ theo những nhà nhỏ bằng đất nung
đào được tại các ngôi mộ cổ ở Vĩnh Yên (làng LạcÝ), ở Bắc Ninh (làng Nghi Vệ) và ở
Thanh Hoá (Đông Sơn).

Kiểu nhà thay đổi tùy theo điạ phương và cũng tùy theo điạ vị xã hội của chủ nhân.
Tại miền bắc, nhà làm ba gian hoặc năm gian theo kiểu chữ "Đinh". Ở miền Trung,

nhà cũng theo kiểu chữ "Đinh", lại có nhà Vuông, nhà Rương.

Nhà Vuông tức là nhà có ba gia chính thông nhau, hai gian chái cũng thông nhau

bằng một ngăn rộng sau bàn thờ chính của những gian giữa.

Nhà rương tức là nhà ba gian hoặc năm gian không chái, trông tương tự như chiếc

rương.

Tại miền Nam, nhà cũng làm ba gian, hoặc năm gian. Loại nhà đặc biệt nhất ở nơi

này là loại nhà bánh ít, bốn mái đều nhau, nóc cao, mái dốc. Loại nhà bánh ít này
thỉnh thoảng ta còn thấy tồn tại ở một vài khu Sài Gòn.

Nhà các quan cất theo kiểu chữ "Công" hoặc chữ "Môn"và có gác. Dân giã thời

xưa không được làm hai kiểu nhà này, cũng không được làm quá to lớn, dựng trên một
bệ đôi, phải làm sát mặt đất hoặc nền chỉ được tôn cao thành một lớp. Cũng không
được lợp mái đôi và làm gác.

Thời thế đổi thay, nếp sống con người cũng khác theo luật lệ. Ngày nay nhà của, ai

muốn làm sao cũng được miễn là đừng phạm tới tự do của người khác và cũng đừng
phạm tới chỉ giới công cộng.

Nhà cửa ngày nay làm cao rộng, có gác, có cầu thang, muốn làm chữ "Công", chữ

"Môn" hay chữ "Đinh" tùy ý. Thường nhà ngày nay làm theo lối chữ "Nhị" thành hai
lớp, hoặc làm một lớp theo kiểu chữ "Nhất". Mấy năm gần đây, tại Sài Gòn cũng như
các đô thị lớn, nhiều nhà kiểu chung cư được xây nên và các biệt thự khang trang mọc
lên ở khắp nơi.

Ai có tiền muốn xây cất nhà của ra sao thì xây, không có sự cấm đoán hay bắt

buộc gì. Dân chủ và tự do bắt đầu ngay tự nơi ăn chốn ở. Tuy nhiên cũng phải tuân
theo luật pháp về xây cất và quy hoạch chung.

Nếu những ai có tiền làm nhà cao cửa rộng, thì những người nghèo vẫn chỉ ở trong

những túp lều lụp xụp. Trước đây vì chiến tranh tàn phá, hàng vạn gia đình phải rời bỏ
làng mạc, kéo nhau ra các thành thị hoặc ra các nơi ven đường lớn dụng nên những
túp nhà nhỏ hẹp sống chen chúc. Dù nhỏ hẹp, những ngôi nhà vẫn là những ngôi nhà
thường hai mái bịt đốc kiểu thời xưa. Ngày nay những nhà ổ chuột đang được thay thế
bằng các khu dân cư ở đô thị.

lễ cất nóc

Các nhà kiểu nhà xưa của ta đều có nóc, và nóc nhà tượng trương cho tất cả ngôi

nhà, bởi vậy, trong việc xây cất nhà của ta có lễ cất nóc, chữ gọi là lễ thượng lương.

Lễ cất nóc đối với phương Đông, cũng như lễ đặt viên đá đầu tiên hoặc viên gạch

đầu tiên của phương Tây.

Ngày nay trong công việc xây cất nhà của hoặc các trường sở công cộng, ta cũng

bắt chước theo lối Âu Mỹ làm lễ đặt viên gạch hay viên đá đầu tiên thay cho lễ cất
nóc, và thường những người có chức vụ danh vọng được vinh dự mời đặt viên đá hoặc
viên gạch này. Đá hoặc gạch xây xuống dưới đất, trái hẳn "Lễ cất nóc" của ta xưa.

Khi làm lễ cất nóc, chủ nhà nhờ người xem ngày, kén giờ, và chọn được ngày giờ

tốt lễ mới cử hành.

Trước lễ cất nóc, sườn nhà đã được dựng, và có khi tường cũng đã được xây rồi.
Đúng ngày giờ kén chọn, người ta bắt đòn chính của nóc nhà lên đỉnh sườn nhà.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.