PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 106




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam


Ở miền Bắc, nhà nào cũng có cổng. Cổng có khi xây, có khi chỉ là một tấm liếp

dựng lên ban ngày và đóng xuống ban đêm gọi là "cổng tán". Có khi cổng là hai cánh
cửa ăn vào tường để đóng mở cho dễ.

Nhà giàu thì bên trong cổng có mái lợp ngói. Có cổng có gác và ban đêm có nhà có

người ngủ trên gác cổng để canh phòng đạo tặc.

Miền Trung từ Huế trở ra cũng có cổng. Tại Huế nhiều nhà xây cổng rất đẹp, tuân

theo mấy nguyên tắc của Lỗ Ban nói trên.

Đi dần từ Huế vào miền Nam, cổng nhà không còn nữa. Ở miền Nam, nhất là ở

đồng quê, nhiều nhà chỉ làm một cái chà gai vững chãi để đêm kéo ngang đủ ngăn ngõ
ra vào!

Do địa hình, dân quê miền Nam làm nhà dọc theo các con đường lớn, dọc theo các

dòng kênh, phần nhiều nhà không những không có cổng, mà cũng không có cả ngõ
nữa. Cửa nhà ăn liền ra bờ đường hoặc bờ kênh.

Theo lối kiến trúc phương Tây, các nhà ở đô thị, ở những phố buôn bán cũng không

có cổng, duy chỉ những nhà ở những khu cư trú, xây theo lối biệt thự mới có cổng, và
cổng thường bằng hai cánh sắt hoặc gỗ, gắn vào hai bên trụ tường. Người ta cũng làm
cổng ở bên cạnh, không để cổng soi thẳng vào nhà.

Những ngôi nhà chung cư có một cổng chung thường bằng hai cánh sắt, hoặc cũng

có khi không có cổng mà chỉ có một lối đi chung cho tất cả mọi người cư trú trong
chung cư.

* Mé trước ngõ
Theo phương pháp tạo tác của ta xưa, làm nhà không những chỉ chú ý tới cổng ngõ,

mà khi dựng cổng ngõ thường chú ý tới cả phía trước cổng ngõ. Những điạ hình, địa
vật ở trước cổng ngõ, theo như quan niệm của Lỗ Ban mà các cụ xưa vẫn áp dụng, đều
có ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới gia chủ.

Thực ra, khi người xưa nêu lên những điềm xấu, tốt chẳng qua chỉ là những kinh

nghiệm của nhiều đời, nhưng ta có lấy trí mà suy xét sự tốt xấu đó được.

Thí dụ, như khi làm nhà trước bãi tha ma, lẽ tất nhiên độc khí ở các ngôi mộ, dù có

đào sâu chôn chặt, cũng có thể xông lên ít nhiều, gây bệnh tật cho những người chung
quanh được.

Một thí dụ nữa, trước nhà có núi non, nhà đủ ăn và thanh nhàn. Cảnh tượng phóng

khoáng của núi non, mang lại cho con người một tâm hồn thư thái, khi tâm hồn thư
thái, con người trở nên khoáng đạt và như vậy, dù ở hoàn cảnh nào mà chẳng tự thấy
thanh nhàn và đủ ăn. Hơn nữa sự cao rộng của núi non cũng giúp con người thêm sáng
suốt và do đó sự kiếm ăn với óc sáng suốt sẽ dễ có kết quả hơn.

Ở đây chỉ nêu ra vài thí dụ, chính ra ở mỗi điểm, khi ta suy xét ta đều thấy cái lý

của người xưa.

Những Kiểu Nhà

Nếu căn cứ vào những nhà ngày nay ở tỉnh thành để nói đến những nhà ngày xưa,

ta sẽ có rất nhiều sự sai lầm, vì hai lối kiến trúc khác hẳn nhau, vì hoàn cảnh điạ thế
cũng như vì nếp sống xã hội.

Cho tới thời tiền thế chiến thứ hai, các kiểu nhà của ta ở vùng quê vẫn giữ nguyên

nếp cũ của những thế kỷ trước. Và cho tới ngày nay, ở những vùng quê không có
chiến tranh tàn phá, những ngôi nhà vẫn là những ngôi nhà kiểu xưa.

Kiểu nhà cổ nhất của Việt Nam có bốn mái: hai mái chính và hai mái đầu hồi, che

hai mái chái.

Cũng vào loại kiểu cổ, là nhà xây dựng theo kiểu hai mái bịt đốc không chái.
(hình nhà)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.