PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 104




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

khung cảnh, những cây cỏ núi sông che chở cho ngôi nhà thêm ấm cúng, và như vậy
sẽ phù trợ cho cuộc sống của mọi người trong gia đình.

Nhiều người ngoại quốc cho rằng Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung

Quốc, nên trong lãnh vực kiến trúc, người ta cũng nhìn thấy còn cái gì dáng dấp là của
Trung Hoa. Nhận xét trên có thể là đúng và cũng có thể là sai. Đúng vì Việt nam đã
thâu nhập văn hoá Trung Hoa, còn sai, vì tuy thâu nhập văn hoá Trung Hoa, nhưng
chúng ta đã Việt nam hoá những cái gì chúng ta thâu nhận, sáng tạo để phù hợp với
con người Việt nam mang cốt cách Việt nam.

Bề ngoài, nhà Việt Nam, nhất là những ngôi nhà sang trọng, có vẻ tương tự như

nhà của người Trung Hoa, nhưng nhìn kỹ qua cái vẻ tương tự, vẫn phảng phất cái gì
khác biệt: sự khác biệt này chính là ở chỗ ngôi nhà Trung Hoa đã bị Việt Nam hoá qua
bàn tay kiến trúc của người Việt Nam, với cách xây cất, với vị trí định hướng cũng
như với cách xếp đặt từ ngoài vào trong.

Nhà Việt Nam xưa có nhiều gian, nằm thành dãy, chia thành nhà trên, nhà ngang,

nhà bếp. Những dãy nhà này vây xung quanh một sân rộng. Dãy nhà trên nằm ở giữa
và có nhà thờ tổ tiên. Hai bên, chầu mặt vào nhau là hai dãy nhà ngang và nhà bếp.

Đằng sau nhà thường là vườn, đằng trước sân là ao; cổng đi vào nhà thường đi ở

bên, cạnh dãy nhà ngang hoặc nhà bếp, phía ngoài sân. Người ta tránh cổng ngõ đi
thẳng vào nhà giữa, nhất là vào gian nhà thờ, trung tâm của gia đình. Cũng có khi có
những cửa mạch đi lối sau, hoặc thông sang những nhà bên cạnh của cha mẹ, anh em,
hoặc con cái - thường sống quây quần trong đại gia đình gần nhau.

Nếu nhà có bụi tre, bụi tre ở góc vườn hoặc ở bờ ao.
Đống rơm cũng ở đằng sau vườn, cũng có nhiều nhà đánh đống rơm ở cạnh hai trái

nhà ở hai bên. Rơm vừa dùng để đun, vừa để cho trâu bò ăn, nhất là ở miền Bắc và
miền Trung.

Trong công việc kiến trúc, người xưa trước kia dựng lên bốn cột trái của gian giữa

cùng với đòn nóc, rồi mới đến cột cái và kèo các gian bên. Sau cùng là những cột phụ
và cột hiên. Những cột kèo này, dù chỉ bằng gỗ hay bằng tre, được chằng chịt lấy nhau
hoặc bằng lạt hoặc bằng các mộng kèo, mộng cột thành một sườn nhà, rất vững chãi.

Dựng xong sườn nhà mới đặt mái. Mái nhà có rui mè để giữ ngói, rơm, rạ hay lá

lớp lên trên. Người ta dùng lạt để buộc những con tranh, con rạ, tàu lá vào các mè của
mái nhà. Rui mè làm bằng gỗ hoặc bằng tre, phần nhiều là tre ngâm, những cây tre đã
được ngâm xuống nước một thời gian khá lâu đủ để tránh mối, mọt.

Sau khi đặt mái là công việc lợp nhà. Nhà lợp ngói, rơm, rạ hay lá tuỳ khả năng tài

chánh của gia đình và cũng tùy hoàn cảnh điạ phương, nơi nào tiện thì dùng rạ, nơi
nào nhiều lá gồi, thì dùng lá.

Như trên đã trình bày, ngày nay ngoài ngói, rơm, rạ.... người ta còn dùng tôn hay

fibro-ciment để lợp nhà.

Về ngói, xưa có nhiều loại: Ngói âm dương, ngói nấu,....
Nhà lợp bằng ngói, lớp mè thường dày, và người ta thường dùng dây kẽm để cột

ngói vào mè, mặc dầu ngói đã có mấu để giữ nhau.

Cùng với việc đặt mái lợp nhà, là việc xây tường, dựng vách. Tường vách chỉ làm

ba mặt còn mặt trước để trống vì khí hậu nóng nực ở Việt Nam.

Ở hai bên đầu hồi, cũng như ở những gian bên cạnh, tường, vách có thể có cửa sổ.

Gian chính giữa không bao giờ có cửa sổ ở đằng sau, nơi đây là nơi kê bàn thờ tổ tiên.

Mặt trước tuy không có tường vách, nhưng để che nắng, đỡ mưa, có kê những tấm

dại, bằng gỗ hoặc bằng tre, tùy theo nhà ngói lợp gỗ hay nhà tre lợp rơm rạ.

Những nhà gỗ có xây tường gạch, chỗ kê những tấm dại này là những cửa lùa, cửa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.