Toan Ánh 105
xếp, mỗi lần mở thì treo mành mành. Có khi có cửa liếp, ban ngày chống cao lên, tối
hạ xuống. Hoặc nếu có che bằng dại, tấm dại này ban ngày cũng đẩy sang bên, tối mới
đóng vào.
Gian giữa là nơi tiếp khách, có kê một bộ trường kỷ ngay trước bàn thờ, có khi giữa
bộ trường kỷ và bàn thờ có thêm chiếc sập.
Nhà ít nhất có ba gian. Nếu có thêm thì phải năm gian, số gian nhà bao giờ cũng là
số lẻ, tục ta xưa tin nếu gian nhà số chẵn thì sẽ có một gian ở "không tốt". Nhà ba gian
thường có thêm hai chái.
Ở hai bên bàn thờ tổ tiên, có khi có kê những bàn thờ khác: bàn thờ Thổ Công,
Thánh Sư, Bà Cô, Ông Mãnh, v.v.... Trước những bàn thờ này thường có những bộ
phản hoặc ghế ngựa, nơi ban ngày người nhà ngồi chơi trò chuyện, ban đêm dùng là
chỗ ngủ cho đàn ông con trai: và đấy cũng là nơi họ hàng ngồi ăn uống những khi giỗ
chạp.
Ba gian nhà giữa, khi là nhà năm gian, thường có vách hoặc tường ngăn cách với
hai gian đầu, thường là buồng ngủ hoặc là nơi chứa đồ đạc thóc lúa.
Ở hai chái đầu, thường dùng đặt cối xay lúa, cối giã gạo hoặc là nơi để cất những
nông cụ ban đêm.
Trước nhà có một mái hiên, có khi chạy suốt cả mấy gian, có khi chỉ che ba gian
nhà chính. Nhiều nhà thay mái hiên bằng một giàn hoa, thường là hoa lý vừa thơm vừa
mát, cũng có khi là giàn hoa ớt, màu đỏ vàng rực rỡ.
Những nhà gạch, hoặc những nhà tre khi xây hoặc đắp tường thường có đào móng
để giữ cho vững. Tục ngữ có câu:
"Nhà không móng như bóng không người".
Nhà phải có móng thì tường mới chắc.
Cũng nên nói thêm, nhiều nhà thường có vườn hoa ở đằng trước, còn vườn ở đằng
sau thì thường trồng cây ăn quả hoặc trồng rau.
"Nhà anh có dãy vườn hoa,
Có thêm dãy nhãn với ba cây dừa".
Cổng ngõ
Nhà phải có cổng ngõ ra vào. Nhà không cổng thông thống trông vào.
Cổng ngõ có kiến trúc riêng, và thay đổi tuỳ theo hoàn nhà ngói hay nhà tranh.
Người xưa rất chú trọng tới việc xây cổng ngõ như mặt của ngôi nhà.
Lối làm nhà của ta chịu ảnh hưởng của người Trung Hoa và khi làm nhà, ta thường
theo phương pháp của vị tổ sư nghề thợ mộc xưa là Lỗ Ban. Phương pháp này có
những điểm đặc biệt theo thuyết xưa của triết học Đông Phương. Ngày nay ta hiểu
rằng cổng ngõ hư thủng do người bên trong không để tâm săn sóc gìn giữ, như vậy
trộm cướp có thể dòm ngó. Người bên trong đây gồm cả cha mẹ lẫn con cái, đều chỉ lo
ăn chơi, không nghĩ gì đến nhà cửa, như vậy của cải trong nhà chẳng ra đi sao được?
Làm nhà, cẩn thận nơi nhà chính đã đành, nhưng cũng không nên cẩu thả trong việc
xây cất cổng ngõ. Cổng phải xứng với nhà cũng như bộ mặt xứng với con người.
Người xưa kiêng cổng đi thẳng vào trong nhà như trên đã nói, và trong khi kén đất
chọn hướng trước khi xây cất nên ngôi nhà, người ta đã nghĩ đến việc đặt cổng ngõ.
Trong những trường hợp vì điạ thế miếng đất, không thể tránh cổng soi thẳng vào nhà,
người ta thường xây tường hoa với bình phong để che cách cổng với nhà, và để đường
đi phải vòng theo tường hoa, không ăn thông thống hẳn vào nhà chính.
Nhân nói về cổng, ta nhận thấy cổng ngõ tại Việt Nam có sự thay đổi từ miền Bắc,
qua miền Trung, vào miền Nam.