PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 108




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

Một miếng vải đỏ đề ngày tháng cử lễ và mấy chữ Khương Thái Công tại thữ, nghĩa là
Ông Khương Thái Công ở đây, được treo vào chiếc đòn chính này. Cũng có nhà thay
vì miếng vải đỏ này, người ta dán vào đòn chính một lá "bùa bát quái" hoặc treo vào
đó một quyển lịch Tàu, hoặc một quyển lịch của triều đình càng tốt. Miếng vải, lá bùa
hoặc quyển lịch cốt để "trừ ma quỷ", theo quan niệm cũ.

Lễ cất nóc thường có thầy pháp tới cúng. Chủ nhân cũng làm lễ cáo gia tiên. Lễ

xong có đốt pháo. Tiếng pháo biểu lộ sự vui mừng và cũng "đuổi được tà ma".

Lễ xong là bữa ăn uống, có mời bà con họ hàng.
Lễ cất nóc chỉ cử hành cho ngôi nhà chính, mà ít ai làm lễ này cho những ngôi nhà

phụ.

Ngày nay vẫn có nơi làm lễ cất nóc, nhưng người ta cũng cử hành cả lễ đặt viên đá

đầu tiên nữa. Phải chăng vì có nhiều nhà mái bằng không có nóc. Ở vùng quê "lễ cất
nóc" vẫn được nhiều người tổ chức.

Cách sắp đặt trong nhà

Bàn thờ gia tiên kê ở giữa nhà. hai bên, tại nhiều gia đình là bàn thờ Thổ Công, bàn

thờ Thánh Sư, v.v.....

Trước bàn thờ gia tiên là nơi gia trưởng tiếp khách, hoặc hàng ngày uống trà ngâm

thơ.

Ở nơi hai bên có kê các bộ ghế ngựa hoặc phản. Con cháu tiếp khách ở hai bên này.
Ở căn nhà chính này, trừ ngày giỗ tết, đàn bà con gái không được bén mảng tới.

Đàn bà tiếp khách ở nhà ngang hoặc ở buồng riêng.

Ngày nay ở chốn quê, việc gìn giữ nếp cũ vẫn được bảo tồn. và các bà thường tránh

tiếp khách ở trước giường thờ. Tục này do việc phụ nữ không được phép có mặt ở nơi
tế tự, từ xưa.

Nam nữ, dù ở trong nhà vẫn có sự cách biệt, bởi vậy, buồng trai gái ở riêng. Nhà

chính thường hướng Nam, các buồng con trai ở p hía Tây gọi là Tây phòng, các buồng
con gái ở phía Đông gọi là Đông phòng. Nếu nhà không làm theo hướng Nam thì
phòng các con trai ở bên tay phải gàn thờ gọi là Hữu phòng, phòng các con gái ở bên
tay trái gọi là Tả phòng. Nếu nhà đông người, con gái phải ở những căn nhà phụ,
nhưng trai gái vẫn riêng phòng.

Việc phân biệt tả hữu phòng hiện nay không còn nữa, nhưng dù sao trai gái vẫn

tránh sự chung đụng. Nếu vì quá chật chội, không có phòng riêng cho các con, -
trường hợp ở đô thị ngày nay - ít ra trai gái cũng phải có giường riêng biệt.

Ngoài ra cũng cần nói thêm, bất cứ gia đình nào, không kể ngôi nhà trên cũng có

các nhà phụ gồm nhà ngang, nhà bếp. Những gia đình giàu có còn có thêm vựa thóc,
chuồng trâu, chuồng bò, chuồng gà, v,v... cách xa nhà trên.

lễ mừng tân gia

Lễ này tức lễ ăn mừng nhà mới .
Có nhà mới là điều đáng mừng. Dọn tới nhà mới, chủ nhân phải là lễ khánh thành

ngôi nhà.

Lễ khánh thành cũng được cử hành vào một ngày tốt, có cáo gia tiên và có làm cỗ

mời bà con, bạn bè.

Lễ ăn mừng tân gia thường long trọng hơn lễ cất nóc, tuy về phương diện tín

ngưỡng, ý nghĩa lễ cất nóc thiêng liêng hơn.

Trong dịp ăn mừng tân gia, chủ nhân được bạn bè mang lễ vật tới mừng. Có những

bức thêu, có những bức đại tự, có những đôi câu đối, có đồ vật, hoặc tranh ảnh để
trang hoàng nhà cửa.

Ngày xưa, lúc làm lễ cáo gia tiên lại có đốt pháo để biểu hiện sự vui mừng. Ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.