Toan Ánh 113
có thể làm dâu con mình được, có thể tạo hạnh phúc cho con cái mình, và những
chàng trai nào khả dĩ trở nên giai tế của mình, có thể cho con gái mình ‘Nghìn tầm
nhờ bóng tùng quân’
Việc kén chọn xưa nay có điều dị biệt. Xưa kén ‘môn đăng hộ đối’, đôi bên trông
vào gia thế, trông vào điạ vị xã hội của nha.
Kén con ông cháu cha, kén gia đình có luân lý đạo đức, nhưng cũng lại kén tông,
kén giống, ngõ hâù huyết thống được bảo toàn với nòi giống tốt, với dòng dõi hay.
Con hiếu phải vâng lời cha mẹ. Con gái ‘cha mẹ đặt đâu ngồi đấy’ còn con trai
cũng không bao giờ dám từ chối người vợ cha mẹ kén chọn cho mình.
Kén vợ cho con, người ta chú trọng đến cái đức hạnh nhiều hơn nhan sắc, vì ‘cái
nết đánh chết cái đẹp’ và ‘sắc đẹp không mài ra mà ăn được’.
Nói như vậy không phải là người ta bỏ qua nhan sắc, nha sắc cũng dự phần trong
việc kén chọn lứa đôi, nhất là khi người ta lấy những người thiếp. Thê dụng đức, thiếp
dụng sắc ‘vợ cái con cột’ cần phải kén người đức hạnh, còn vợ lẽ con thêm người ta
mới nhằm tới sắc đẹp nhiều hơn.
Ở đây tưởng cũng nên nói thêm về vấn đề giầu nghèo ‘Giá thú bất luận tài’, việc
hôn nhân không nói đến tiền của, mà cần ‘môn đăng hộ đối’ gia thế và điạ vị xã hội
của đôi bên. Chỉ những người tham giầu mới nói đến giầu nghèo. Ai cũng muốn tránh
cảnh thị phú khinh bần nó thường là cội nguồn của sự bất hoà trong gia đình.
Theo tục lệ xưa, cha mẹ kén vợ kén chồng cho con, nhưng thường cha mẹ vẫn hỏi ý
kiến con cái trước, và việc thuận tình của con cái ít khi cha mẹ cản trở, trừ những
trường hợp rất ít ỏi.
Trai gái tiếp xúc
Xưa, ta thấm nhuần đạo lý Khổng Mạnh và phong tục ta thường dựa trên phong
tục Trung Hoa, mà theo đó nguyên tắc ‘nam nữ thụ thụ bất thân’ thường luôn luôn
được nhắc nhở tới. Phải có sự nam nữ hữu biệt để tránh những trò ‘trên bộc trong
dâu’.
Mặc dầu nguyên tắc luân lý là như vậy, nhưng trên thực tế, tại đất nước Việt Nam,
nếu có sự ‘nam nữ hữu biệt’ đó chỉ có ở các gia đình trưởng giả, ở một lớp người quá
thiên theo phong tục Trung Hoa, còn trong lớp bình dân thực ra giữa nam và nữ, sự
hữu biệt cũng không quá khắt khe, và phong tục cũng như sự sinh hoạt hằng tạo ra
nhiều dịp để trai gái có thể gặp gỡ nhau được. Nào những lúc công việc đồng áng
cùng làm, rồi những lúc nghỉ ngơi trên bờ đê, sân đình, dưới giậu tre, họ tha hồ gặp
gỡ tiếp xúc với nhau. Rồi trong những cuộc tiếp xúc này họ đã tâm tình với nhau. Bao
nhiêu câu ca dao đã nhắc lại những cuộc trò chuyện của họ. Họ ướm thử lòng nhau, họ
nhắc lại nhau cái cảnh còn đơn chiếc của mỗi người:
"Cô kia má đỏ hồng hồng,
Cô chưa lấy chồng, cô đợi chờ ai?
Buồng không lần lữa hôm mai!
Đầu xanh mấy lúc da mồi tóc sương.
Dẫu ngồi cửa sở chạm rồng,
Chăn loan gối phượng không chồng cũng hư!
Con trai chưa vợ đã xong,
Con gái chưa chồng buồn lắm em ơi!’
Lại thêm những dịp hội hè với các tục ca hát giữa nam thanh nữ tú, với những trò
‘bách hí’ khiến cho trai gái có thể dễ dàng chung vui với nhau như đán đu, bắt chạch
trong chum, kéo co, ném còn, v.v....
Riêng với các tục ca hát trong ngày hội, những bọn con trai bọn con gái tha hồ mà