Toan Ánh 115
Gặp gỡ nhau trai gái thường lấy miếng trầu để làm đầu câu chuyện. Họ mời nhau:
"Mẹ em hằng vẫn khuyên răn,
Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào!’
Các cô con gái, cũng có cô nhận lấy miếng trầu, nhưng có cô nhớ lại lời mẹ dặn:
"Mẹ em hằng vẫn khuyên rằng,
Làm thân con gái chớ ăn trầu người!’
Không ăn trầu người, tức là cô còn chờ lệnh cha mẹ. Cô là con nhà lễ giáo ‘mặc áo
không qua khỏi đầu’ con không qua lời cha mẹ:
"Ngọc còn ẩn cội cây ngâu,
Con còn cha mẹ dám đâu tư tình!’
Ca dao của ta nói về miếng trầu rất nhiều, vì đã hơn một lần ‘Miếng trầu lên dâu
nhà người’:
"Ra vườn hái quả cau xanh,
Bổ ra làm bốn, mời anh xơi trầu.
Trầu này têm những vôi tầu,
Ở giữa đệm quế, đôi đầu hoa chanh,
Trầu này, trầu lộc, trầu danh,
Trầu nhân, trầu nghĩa, trầu mình, trầu ta.
Trầu này nhuộm thắm duyên ta,
Đầu xanh cho đến tuổi già không phai’
*
* *
"Ăn trầu phải giở trầu ra,
Một là thuốc độc hai là mặn vôi’
Đã nói đến sự tiếp xúc giữa trai gái qua câu ca dao, lời hát, tưởng nên không thể bỏ
qua những lời chế diễu của đôi bên với nhau, chế giễu để đuà cợt, và để đưa tới một sự
đối đáp.
Gặp một chàng trai chưa vợ, một vài cô gái có thể hát ghẹo:
"Người ta chồng trước vợ sau,
Anh kia không vợ như cau không buồng,
Cau không buồng ra tuồng cau đực,
Trai không vợ cực lắm ai ơi!’
Nếu có những cô gái hát vậy, thì cũng có những chàng trai hằng nhắc tới cái cảnh
không chồng của các cô:
"Tròng trành như nón không quai,
Như thuyền không lái, như ai không chồng.’
*
* *
"Gái có chồng như gông mang cổ,
Gái không chồng như phản gỗ long đanh,
Phản long đanh anh còn chữa được,
Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi.
Không chồng buồn lắm ai ơi!’
Có nhiều cặp trai gái, sau những cuộc tiếp xúc gặp gỡ với nhau đã như:
"Con dao rọc lá trầu vàng,
Mắt anh, anh liếc, mắt nàng, nàng đưa.’