PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 116




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam


Đôi bên đã cùng nhau gắn bó, nguyện một chữ đồng, vậy mà về sau, cô gái đã phụ

lời thề ước, khiến cho chàng trai ngậm đắng nuốt cay:

"Đồng tiền Vạn Lịch, thích bốn chữ vàng,

Công anh dan díu với nàng bấy lâu,

Bây giờ nàng lấy chồng đâu,

Để anh mua biếu trăm cau, nghìn vàng;

Trăm cau thì để tặng nàng,

Nghìn vàng thì đốt giải oan lời thề!’

Những cuộc tiếp xúc giữa trai gái đồng quê thường đem lại kết quả tốt đẹp, cuộc

nhân duyên có thể bắt đầu. Lúc này, nhà trai có thể đánh tiếng với nhà gái, và khi cô
gái được bố mẹ hỏi ý kiến, cô đã trả lời như lễ giáo muốn:

- Phận con là gái, cha mẹ đặt đâu con xin ngồi đấy.’
Rồi cô đỏ mặt, mắt cô trong, môi cô thắm.... Cha mẹ đã hiểu ý cô, và cuộc hôn

nhân được xúc tiến. Ông bà sẽ bảo nhau:

- ‘Chúng nó đã thương nhau’.

Hôn lễ

Hôn lễ ở nước ta trước đây thường quy thức của Trung Hoa với một đôi sự thay

đổi. Theo sử sách thì những lễ nghi này do Nhâm Diên, Thái Thú quận Cửu Chân
truyền sang Việt Nam đầu tiên . Ngày nay các hủ tục đã bỏ xong chúng ta cũng nên
tìm hiểu thêm để thấy được nét văn hoá xưa.

Khi trình bày về hôn lễ. Ông Thân Trọng Huề có viết :
‘Người đàn ông đàn bà lấy nhau đều là sự ngẫu nhiên. Truy nguyên thủy, thưở

trước đời thái cổ, khi loài người còn ăn lông, mặc lá, ở tổ, chưa có phép tắc thì đàn
ông, đàn bà chỉ lấy nhau như loài cầm thú, lần lần mới lập phép tắc để phân biệt với
loài cầm thú. Đã lập hôn thì không lễ không thành hôn’.

Và lễ, đây chính là những lẽ do thái thú Nhâm Diên đã truyền sang buổi ban đầu và

gồm sáu lễ, được mệnh danh là ‘ Chu Công lục lễ’.

1- Lễ nạp thái, đôi bên nhà trai, nhà gái đính ước. Người xưa, nha trai dùng con

nhạn mang tới nhà gái với ý nghĩa là dã chọn có nơi.

2- Lễ vấn danh, nhà trai hỏi tên, tuổi, ngày sinh tháng đẻ của cô gái. và cô gái hợp

với tuổi chàng trai.

3- Lễ nạp cát, nhà trai chấp nhận sự đính ước sau khi đã so đôi tuổi với chàng trai.
4- Lễ nạp tệ, tức lễ ăn hỏi.
5- Lễ thỉnh kỷ, tứ lễ xin cưới.
6- Lễ thân nghênh, còn gọi là lễ Nghênh hôn, tức lễ cưới.
Tục lệ đã đổi thay và đã được giản tiện đi nhiều. Hiện nay, ở nước ta chỉ còn bốn lễ

chính sau đây:

- Lễ chạm ngõ
- Lễ ăn giạm.
- Lễ ăn hỏi.
- Lễ nghênh hôn.
*Bắn Tin
Ngoài ra, ta còn có tục ‘Bắn tin’. Sau khi người con trai đã tìm hiểu và đã tìm hiểu

và đã có ý kén người con gái làm bạn trăm năm. bố mẹ chàng trai nhờ người đưa tin
cho bố mẹ cô gái biết, xem bố mẹ cô gái có ưng chịu hay không, nếu ưng chị thì cho
tin lại.

Về tục bắn tin này, luật ta xưa có nói rằng:
“Trước khi đi hỏi, nhà con trai con gái phải làm hôn thư, kê rõ hai người ấy có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.