PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 118




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

"Em là con gái nhà giàu,

Mẹ cha thách cưới ra màu xinh xao.

Cưới em trăm tấm gấm đào,

Một trăm hòn ngọc, hai mươi tám ông sao trên trời.

Tháp tròn dẫn đủ trăm đôi,

Ống thuốc bằng bạc, ống vôi bằng vàng.

Sắm xe tứ mã đem sang,

Ðể quan viên họ nhà nàng đưa dâu,

Ba trăm nón Nghệ đội đầu,

Mỗi người một cái quạt tầu thật xinh

Anh về sắm nhiễu Nghi Ðình,

May chăn cho rộng, ta mình đắp chung.

Cưới em chính chĩnh mật ong,

Mười cót xôi trắng, mười nong xôi vò.

Cưới em tám vạn trâu bò,

Bảy vạn dê lợn, chín vò rượu tăm.

Lá đa mặt nguyệt đêm rằm,

Răng nanh thằng cuội, râu cằm thiên lôi.

Gan ruồi mỡ muỗi cho tươi,

Xin chàng chín chục con dơi goá chồng.

Thách thế mới thoả trong lòng,

Chàng mà theo được, thiếp cùng theo chân.

Ðã đành rằng câu ca dao này có phóng đại lên gấp nhiều lần sự thách cưới, nhưng

cũng chỉ nói lên cái tệ của tục lệ này. Sự thách cưới nhiều khi đã gần như việc nói
thách để bán một món hàng. Ðể chê bai những bậc cha mẹ thách cưới quá độ, dân gian
thường nói: “gả con hay bán lợn”. May thay tục thách cưới ngày nay không còn quá
tệ nữa. Nhiều nơi đã bỏ hẳn tục này.

Sau khi đôi bên nhà trai, nhà gái đã thoả thuận về đồ thách cuới, hai họ ấn đinh

ngày nghênh hôn. Ngày này thường được chọn vào những ngày được coi là “tốt ngày”
theo âm lịch những ngày không “xung”, không “kỵ” các tuổi của chú rể cô dâu.
Thường người ta kén “ngày hoàng đạo”.

Xưa, ngày nghênh hôn, nhà trai mang đồ lễ tới họ nhà gái. Ði đầu là một ông già

cầm hương, thường được kén trong các ông già đông con và có địa vị . Sự lựa chọn
này, có ý mong cho đôi trẻ “bách niên giai lão”, con cháu đề huề, làm ăn sung túc, ăn
trên ngồi trốc. Ngày nay không còn tục này.

Khi đám cưới đi gần đến ngõ nhà gái, nhà trai đốt lên bánh pháo.
Lúc ấy, đường vào nhà gái có người chăng giây, nhất là các trẻ em. Hai em hai bên

đường, mỗi em cầm một đầu dây, thường là chiếc thắt lưng điều. Dây chăng ngang
đường như vậy, nhà trai phải cho các em tiền để chúng bỏ dây đi. Người ta kiêng sự
cắt đứt dây, nên nhiều khi gặp những đứa trẻ ương ngạnh, phải cho chúng một món
tiền kha khá nếu không chúng doạ cắt dây.

Trong những đám cưới long trọng, có nhiều nhà bày hương án trong ngõ đến đón

đám đưa rể. Nhà trai phải tặng những người bày hương án một món tiền, và những
người này khi đám cưới đến thường đốt pháo để mừng chú rể.

Khi đám đưa rể đã vượt qua được lớp chăng dây, tới cổng nhà cô dâu, cửa ngõ lại

đóng. Ðây là tục đóng cửa, thường do các cô em dâu hoặc người nhà. Nhà trai, phải
bỏ tiền ra để cho người mở cửa, gọi là “tiền mở cửa”.

Cửa đã mở, họ nhà trai bước vào giữa tiếng pháo nổ, pháo của nhà trai đốt và pháo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.