Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
như đám đưa chú rể lúc trước có các cô cậu “phù rể”. Các cô phù dâu và các cậu phù
rể chọn trong các cô cậu chưa lập gia đình.
Bố mẹ cô dâu không đi theo con gái, tục này ở một vài nơi không còn, nhất là ở
tỉnh thành. Có nơi, trước khi cô gái rời khỏi nhà mình, bà mẹ gài vào viền áo của cô 9
chiếc kim khâu. Thực ra, bà mẹ cũng đã dặn con về vệc sử dung chiếc kim này, cốt để
đề phòng một chứng phong.
Cụ già chủ hôn lại dẫn đầu đám đón dâu. Lại đốt pháo trước khi đám đón dâu lên
đường.
Ði theo cụ già cầm hương là hai họ nhà trai và nhà gái.
Về việc cầm hương này, người xưa giải thích là để cúng vị thần chủ về hôn lễ,
nhưng cũng có người cho là để “đốt vía” những kẻ xấu miệng quở quang khi đám cưới
đi qua.
Ở các đô thị trong việc cưới xin giờ đây thường dùng xe hơi để đưa rể và đón dâu.
Xe đi đầu là xe của cụ già cầm hương. Trên lộ trình lúc đón dâu, phải cố tránh để cho
đoàn xe được đi liền nhau khỏi bị ngắt quãng.
Cô dâu chu rể có khi ngồi chung một xe, xe này có kết hoa. Cũng có đám cưới, xe
hoa dành riêng để cô dâu ngồi với các cô phù dâu, còn chú rể ngồi một xe khác với
các cậu phù rể.
Lễ rước dâu, còn gọi là lễ vu quy , nghĩa là gái về nhà chồng. Ðây là một trọng lễ,
và mọi sự cẩn thận đều được chú ý.
Khi tới nhà trai, cô dâu phải bước qua một hoả lò than hồng, cốt để trừ những vía
độc hoặc tà ma đã ám ảnh cô trông lúc cô đi đường.
Trong lúc đó, bà mẹ chồng phải tạm thời lánh mặt sang nhà hàng xóm, mang theo
bình vôi: một nội tướng mới đến, một nội tướng cũ tạm lánh mặt. Bình vôi tượng
trưng cho sự coi sóc gia đình. Trách nhiệm của cô dâu sẽ nặng nề vì lấy chồng gánh
vác giang sơn nhà chồng.
* Lễ bên nhà chồng
Sau đó là lễ gia tiên nhà chồng, cả hai vợ chồng cùng lễ. Xong lễ này, bà mẹ chồng
cũng đã trở lại nhà với bình vôi.
Bây giờ lại đến lễ mừng bố mẹ chồng, hoặc nếu ông bà cụ kỵ còn sống thì lễ mừng
cả các người.
Nhân lễ mừng của cô dâu, ông bà bố mẹ đều tặng cho cô dâu món quà, thường là
tiền hoặc đồ nữ trang.
Tại một vài địa phương, ngoài ông bà, cha mẹ chồng, cô dâu chú rể cũng lễ mừng
cả chú bác, cô dì, và những người này đáp lễ, thường có quà tặng cho đôi vợ chồng
mới.
Sau đó, một vài chị em nhà chồng lại đưa cô dâu đi lễ các nhà thờ họ chồng.
Lễ tại các bàn thờ, cô dâu chú rể đều phải lễ bốn lễ rưỡi, còn khi lễ mừng ông bà,
cha mẹ bên chồng cũng như bên vộ, chỉ phải lễ hai lễ rưỡi.
Lễ nhà thờ họ xong, cô dâu trở lại nhà chồng để dự lễ Tơ Hồng.
* Lễ tơ hồng
Người xưa cho rằng Nguyệt Lão là vị thần chủ về hôn sự. Ðể tạ ơn vị thần nàyđã
tác hợp nên cuộc nhân duyên, trong các đám cưới có lễ Tơ Hồng tức là buổi lễ để tỏ
lòng biết ơn Nguyệt Lão đã dùng dây tơ hồng xe cho đôi trẻ được nên duyên.
Bàn thờ Tơ Hồng lập ở giữa sân với đủ hương đăng hoa quả, xôi gà và một cơi trầu
riêng, cơi trầu này dành cho cô dâu chú rể sẽ chia nhau ăn.
Cô dâu và chú rể quỳ trước bàn thờ để nghe một vị cao niên đọc “văn tế Tơ hồng”,
chú rể quỳ trước, cô dâu quỳ đằng sau.