Toan Ánh 119
của cả họ nhà gái đốt đón mừng họ nhà trai. Thời trước, việc đốt pháo rất thịnh hành,
nay thì không còn do quy định chung nhưng đám cưới vẫn vui.
Ðám đưa rể đã vào trong nhà. Ðồ lễ cùng với tiền bạc dẫn cưới được đặt lên giường
thờ.
Nhà gái điểm lại đồ thách cưới, tuy một phần đã được nhà trai đưa tới từ mấy bữa
trước để tiện nhà gái làm cỗ mời họ hàng.
Cũng có những trường hợp, nhà trai dẫn không đủ đồ thách cưới, lại có sự xin bớt,
và mọi việc chỉ xong xuôi khi nhà gái thuận sự bớt xén.
Ðồ lễ đủ rồi, nhà gái cho thắp hương để chú rể cô dâu cùng lễ gia tiên
Nhiều khi việc thắp hương không dễ dàng, vì người đứng ra thắp hương còn đòi
“tiền thắp hương” của nhà trai.
Không phải ai cũng có thể thắp nén hương trong ngày lễ cưới này được. Hương
phải do gia trưởng hoặc trưởng nam, thuộc huyết thống của tổ tiên mới thắp được.
Qua khỏi mọi sự khó khăn bày đặt ra bởi lễ nghi và phong tục, kể từ lúc “chăng
dây” cho đến khi hương được thắp trên giường thờ, là cốt để chứng tỏ rằng chàng trai
không nề hà những sự khó khăn để đón cho được cô dâu, và cũng để chứng tỏ sự thiết
tha thương yêu vợ của chú rể. Tuy vậy đây vẫn là những thủ tục rườm rà cần giản
lược.
Về lễ dẫn cưới cũng như hôm ăn hỏi, tại các đô thị, những đồ lễ thường được nhà
trai thuê các phu cưới mặc khăn đóng áo dài, thắt lưng đỏ đội tới nhà gái, cùng đi với
họ nhà trai. Thường người ta vẫn dùng xe hơi, nhưng khi tới gần nhà gái, các phu cưới
mới xếp thành đoàn để đội, để khiêng đồ lễ. Việc cưới xin ở thành thị ngày nay đã tân
tiến hơn nhiều.
* Lễ mừng bố mẹ vợ
Chú rể và cô dâu, sau khi lễ bàn thờ gia tiên, mỗi người lễ bốn lễ rưỡi, phải lễ
mừng bố mẹ vợ, và các bậc trên như ông bà, cụ kỵ vợ nếu các vị này còn sống.
Chú rể lễ mừng bố mẹ vợ để tạ ơn công sinh thành ra vợ mình, còn cô dâu lễ để tạ
ơn công sinh dưỡng và gây dựng cho mình.
Có điạ phương, chú rể phải lễ mừng nhận họ cả các ông chú bà bác.
Khi chú rể lễ mừng, bố mẹ vợ thường nhân dịp này cho chàng rể nhà cửa, ruộng
nương bằng cách trao văn tự hoặc địa đồ.
* Lễ nhà thờ
Kế đó chú rể được dẫn đi lễ mấy nhà thờ họ nội, họ ngoại. Việc này có ý nghĩa như
đi “trình diện” với gia tiên nhà vợ.
Cũng có nơi, chàng rể phải đi lễ các nhà thờ trớc rồi mới về lễ mừng bố mẹ vợ.
Rồi một bữa ăn, ở nơi đô thị là một tiệc trà, nhà gái dọn ra để mời họ nhà trai. Sau
bữa tiệc này đúng giờ “hoàng đạo” nhà trai xin rước dâu.
* Rước dâu
Một đại diện nhà trai, thường là người nhiều tuổi vào hàng chú bác chú rể, đứng
lên. Câu nói thường dùng trong trường hợp này là:
“Một năm được một tháng, một tháng được một ngày, một ngày được một giờ để
khỏi lỡ giờ tốt, xin các cụ và họ nhà gái cho chúng tôi đón cháu về.”
Lúc này cô dâu đã y phục chỉnh tề, trang điểm với đủ mọi đồ nữ trang của mình và
sẽ mang về nhà chồng tất cả những đồ mừng, những đồ dẫn cưới dành riêng cho cô
dâu như quần áo, chăn gối, v.v.... Ðựng trong một chiếc rương phủ nhiễu điều. Các
phu cưới đội những chiếc rương này đi theo đám đưa dâu. Ngày này, không dùng
rương, các cô gái thành thị dùng va-li và những chiếc va-li này xếp lên xe hơi.
Họ nhà gái có một số người đi theo cô dâu, trong số đó có các cô ”phù dâu”, cũng