PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 117




Toan Ánh 117

bệnh tật gì không, con cả hay con vợ lẽ”.

Lễ lập hôn thư này ngày nay không còn nữa, nhưng trước khi tiếp xúc việc hôn

nhân đôi bên nhà trai nhà gái vẫn báo tin cho nhau biết.

*Lễ chạm ngõ
Lễ chạm ngõ cử hành sau khi đôi bên nhà trai nhà gái đã ưng thuận việc hôn nhân.
Trong lễ này, nhà trai mang lễ đến nhà gái, - lễ gồm trầu, cau, trà, rượu.
Ðây là dịp để người con trai biết rõ người con gái hơn, cho nên lễ này còn gọi là lễ

xem mặt. Ðồng thời, các bà cô, bà dì của chàng trai cũng nhân lễ này để tìm biết cách
ăn ở của người con gái lúc ở nhà ra sao. Thường thường người ta căn cứ vào lời ông
mai, bà mối, nhưng từng có chuyện lộn lầm, nên lễ chạm ngõ tuy nhiều nơi đã bỏ,
nhưng nhiều điạ phương vẫn duy trì.

*Lễ ăn giạm.
Sau lễ chạm ngõ là lễ ăn giạm, còn gọi là lễ vấn danh. Lễ này chỉ cử hành sau khi

nhà gái đã cho bà mối biết là thuận việc hôn nhân cho đôi trẻ. Ngày lễ nhà trai dẫn tới
nhà gái đồ lễ và xin bản “lộc mệnh” tức là tờ giấy ghi rõ ngày giờ sinh đẻ của cô gái
để tiện so đôi tuổi với cậu trai. Nếu đôi tuổi “hợp”, việc hôn nhân sẽ được định đoạt
hẳn.

* Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi tức lễ nạp tệ.
Có nhiều nơi không cử hành lễ ăn giạm, và sau lễ chạm ngõ, nhà trai nhờ bà mối

lấy “bản lộc mệnh” của cô gái để so đôi tuổi, kế đó là lễ ăn hỏi.

Lễ ăn hỏi là lễ quan trọng trong việc hôn nhân. Ngày cử lễ, nhà trai dẫn tới nhà gái

đồ lễ gồm bánh trái, rượu, trà, cau. Nhà gái nhận đồ lễ của nhà trai đem chia cho thân
bằng quyến thuộc để báo tin mừng, ở tỉnh thành ngày nay có kèm theo thiệp báo hỉ.
Nhận lễ ăn hỏi, tức là nhà gái đã nhận hẳn việc gả con cho nhà trai. Sau đó chàng rể
phải “sêu tết” nhà vợ chưa cưới, nghĩa là vào những dịp Tết Nguyên Ðán, tết Ðoan
Ngọ, Cơm Mới, những ngày giỗ chính của nhà gái, chàng rể phải có đồ lễ tới gia đình
nhà vợ.

Ta nhận thấy rằng, người con gái, dù muốn dù không sau các lễ trên đã nghiễm

nhiên trở thành vợ chưa cưới của một chàng trai, dù mình đã biết hay chưa biết.

Sự đụng chạm giữa trai gái qua các hội hè, qua các cuộc hát đối, đã làm giảm rất

nhiều sự bỡ ngỡ của cô gái đối với chàng trai xa lạ. Nhờ các cuộc tiếp xúc trai gái đã
tự kén chọn lấy nhau, cũng như ngày nay ở các nơi đô thị.

Có nhiều nơi, chàng rể phải tới ở rể nhà vợ một thời gian trước khi làm lễ cưới,

nhưng chỉ ở trong thời kỳ chưa cưới này thôi. Tuy nhiên nhiều người trai đã sang ở rể
hẳn bên vợ.

* Lễ nghênh hôn
Sau lễ ăn hỏi, nhà trai có thể xin với nhà gái để làm Lễ Cưới, tức lễ nghênh hôn hay

lễ “đón dâu”.

Trong lễ này có lễ dẫn cưới, nên trước khi ấn định lễ rước dâu nhà gái thường

thách cưới” nhà trai, và những đồ lễ nhà gái đòi, nhiều khi nhà trai không lo nổi, vì
nhà gái đã thách nào tiền dẫn cưới, nào đồ trang sức, nào quần áo cho cô dâu, nào lợn,
nào xôi, để làm cỗ mời họ hoàng. Ðã có những chàng trai khi lấy vợ phải đi vay
mượn, rồi món nợ cưới kéo dài hàng năm mười năm không hết.

Thương con ngon cuả” là câu của nhà gái thường nói sau khi thách cưới mà nhà

trai xin tỉnh giảm, được nhà gái nhận lời. Như thế nhà gái đã ”giơ cao đánh khẽ”.

Ca dao có rất nhiều câu về thách cưới, dưới đây là một câu đơn cử ra để chứng tỏ

sự thách cưới của người xưa thật là ghê gớm:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.