PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 123




Toan Ánh 123

chiều chuộng và phục tòng. Cùng với ý nghĩa trên, cô dâu lại tìm cớ vắt quần áo mình
lên trên quần áochồng. Tuy nhiên đây chỉ là ý niệm cá biệt.

* Lễ nhị hỷ hoặc tứ hỷ
Lễ này còn gọi là “lễ lại mặt”. Ngày hôm sau, cặp vợ chồng mới này dắt nhau về

thăm bố mẹ vợ. Với lễ “lại mặt” cô dâu có thể nhận được những câu dặn dò cuối cùng
của bố mẹ mình, và từ nay cô sẽ là người của nhà chồng. Có nơi lễ lại mặt gọi là lễ
tứ hỷ” vì cô dâu chú rể chỉ đi lại mặt vào ngày thứ tư sau khi cưới.

Hôn lễ theo Phật Giáo
Những lễ trên về hôn nhân là theo tập tục chung ngày xưa, nhưng ngày nay, nhiều

cặp vợ chồng lấy nhau, còn làm lễ theo Phật Giáo.

Một vị Thượng Tọa chủ tọa lễ này tại một ngôi chùa trước bàn thờ Phật, có sự hiện

diện của họ hàng bằng hữu. Cặp vợ chồng lễ trước Phật đài, các người chứng kiến
cũng lễ. Vị hòa thượng chủ tọa sau khi niệm Phật khuyên nhủ đôi vợ chồng về sự phối
ngẫu phải thương yêu nhau. Sau đó hòa thượng dùng một cặp nhẫn đeo cho cả hai vợ
chồng.

Phải nhận rằng lễ này các Phật tử thực hiện giống tín đồ Thiên Chúa Giáo, nhất là

trong việc đeo nhẫn và hai vợ chồng nguyện ăn ở cùng nhau tới đầu bạc răng long.

Nộp cheo
Ngày xưa, ta không có sổ giá thú, và đám cưới theo tục lệ là đủ để công nhận sự

thành hôn của hai người.

Thay vào việc lập tờ khai giá thú, xưa có “lệ nộp cheo” nghĩa là khi con trai lấy vợ

thì phải nộp cho làng bên người con gái một lễ cheo. Lễ này có thể bằng tiền hay bằng
đồ dùng như mâm thau, bát đĩa hoặc bằng xôi lợn, tùy theo lệ của từng làng.

Làng cô dâu sẽ cấp cho chú rể một “phái cheo” để chứng tỏ rằng làng đã công nhận

sự hợp duyên của chú rể với cô dâu.

Lễ nộp cheo rất can hệ, phái cheo sẽ dùng làm bằng cho cuộc giá thú của đôi bên

trước gia đình, tôn giáo và pháp luật. Ca dao có câu:

"Có cưới mà chẳng có cheo,

Dẫu rằng có giết mười heo cũng hoài!”

Có làng đặt ra hai lệ nộp cheo nặng nhẹ khác nhau, một lệ cho trai làng lấy gái làng

rất nhẹ, chỉ cần trầu cau trình làng là đủ, còn một lệ cho trai thiên hạ lấy gái làng nặng
hơn, phải nộp tiền.

Việc xin cưới hỏi được là dứt khoát khi nhà trai đã nộp cheo xong. Về sau mỗi khi

cần lấy chứng chỉ hôn thú, chàng trai sẽ xuất trình phái cheo, lý trưởng sẽ căn cứ theo
phái cheo cấp giấy chứng nhận hôn thú cho đương sự.

Kể từ khi có thủ tục hộ tịch tại Việt Nam, việc cưới xin phải có giấy giá thú theo

luật lệ, nếu không việc hôn nhân có thể bị tiêu hủy. Đối với những đám cưới cử hành
trước ngày có hộ tịch, “phái cheo” vẫn có giá trị như một giấy giá thú.

Mặc dầu có luật hộ tịch, giấy giá thú được lậpcho các cuộc hôn nhân, nhưng khi

còn chế độ quân chủ phong kiến người ta vẫn có lệ nộp cheo tại làng cô gái, lệ nộp
cheo chỉ còn có ý nghĩa chàng trai trình với làng cô gái là mình đã kết duyên với cô
gái. Ngày nay việc cưới xin phải tuân thủ luật pháp và đăng ký kết hôn.

Tục đa thê xưa

Với sợ thờ phụng tổ tiên, người xưa quan niệm cần có con trai để nối dõi tông

đường, giữ việc hương khói. Vợ chồng lấy nhau, việc cầu mong chờ đợi của cả hai
người là sinh được con trai để mai sau giữ việc phụng thờ tổ tiên.

Chính vì sự cầu mong ấy, nên nhiều người đàn ông sau một thời gian lấy vợ, vợ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.