PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 124




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

không sinh con trai là tính ngay đến việc lấy thêm vợ bé. Luật xưa cho phép người đàn
ông “năm thê bảy thiếp” và phong tục bắt buộc người đàn ông nếu không có con trai
phải lấy vợ lẽ nàng hầu, để kiếm giọt máu nối dõi tông đường phụng thờ tiên tổ. Cũng
là con, nhưng con gái sau này xuất giá không kể, phải cần có con trai.

Các bà vợ không may mắn trong đường tử tức sinh con một bề hoặc hiếm hoi, bao

giờ cũng biết phận mình, chồng muốn lấy vợ lẽ con thêm, các bà không hề ngăn cản.
Nhiều bà đã tự nguyện hy sinh quyền lợi của mình để cưới cho chồng cô vợ bé, và nếu
với cô vợ bé này, người chồng cũng không có con trai, sau một thời gian, các bà lại
cưới cho chồng cô vợ ba, cô vợ tư,....

Ở đây, phải thấy rằng người phụ nữ Việt Nam có sự nhẫn nhịn cao. Đối với trường

hợp không có con trai để giữ việc hương hỏa phụng thờ mai sau, ta cứ tạm cho đó là
một lý do chính đáng để vườn được thêm hoa, nhưng trong nhiều trường hợp khác, dù
có con cả đàn cả lũ, đủ gái đủ trai, người đàn ông vẫn cứ lấy vợ hai, vợ ba rồi có khi
vợ tư, vợ năm nữa, mà các bà nội trợ vẫn cứ nhịn như không thấy quyền lợi của mình
bị chia sẻ vậy. Cũng có khi đã từng xảy ra những chuyện ghen tuông, nhưng rút cục
người đàn bà vẫn chịu cảnh “chồng chung”.

Qua các điều trên ta thấy rằng tục đa thê ở Việt Nam bắt nguồn từ quan niện phong

kiến cần có người con trai giữ huyết thống để lo việc khói hương mai sau. Chínhr a,
chỉ những người không có con trai với bà vợ cả mới phải cưới vợ lẽ, nhưng dần dà về
sau, việc lấy thêm vợ lẽ, nàng hầu đã thành tục lệ, ai muốn lấy cũng được, không kể gì
đến điều đã có hay chưa có con trai nữa. Ông chồng lấy vợ lẽ là lấy, ông không nghĩ
gì đến quyền lợi của người vợ bị xâm phạm. Ông viện ra hàng trăm nghìn lý lẽ như
những câu tục ngữ ca dao đã chứng minh:

"Cả sông đông chợ,

Lắm vợ nhiều con.

hoặc:

"Năm con năm nhớ

Mười vợ mười thương”

Có ai bảo ông tham lam, ông sẽ tự bào chữa:

"Sông bao nhiêu nước cũng vừa,

Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng!”

hoặc:

"Làm trai lấy năm lấy bảy.

Gái chính chuyên chỉ có một chồng!”

Việc lấy nhiều vợ, luật pháp Việt Nam hiện nay không cho phép. Tệ nạn “đa thê”

đã bị lên án và gạt bỏ trong đời sống gia đình.

Thực ra lấy chồng làm lẽ không phải là sung sướng gì. Ai chẳng muốn chồng một

vợ một, giàu nghèo có nhau, và ai chẳng muốn lấy riêng một chồng. Chồng chung
thực ra không phải là điều mong ước:

"Ngán thay cái kiếp lấy chồng chung,

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”.

Phận lẽ mọn đã lắm điều chua xót! Ca dao có câu:

"Lấy chồng làm lẽ khổ thay,

Đi cấy, đi cầy chị chẳng kể công;

Tối tối chị giữ lấy chồng,

Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài;

Sáng ra chị gọi: bớ hai.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.