PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 125




Toan Ánh 125

Trở dậy nấu cám, thái khoai, băm bèo.”

Cái cảnh làm lẽ thua thiệt đủ trăm điều, làm thân đàn bà con gái không ai muốn. Đã

có người thốt ra miệng:

"Chết trẻ còn hơn lấy lẽ”

Không ai muốn lấy lẽ, nhưng hoàn cảnh xưa buộc phải như vậy, nên người phụ nữ

phải cam chịu.

Ngoài chế độ “đa thê”, xã hội phong kiến còn cho phép kẻ quyền thế có nàng hầu.
Gọi là “nàng hầu” nhưng đây chỉ là hình thức của chế độ nô lệ thời xưa còn tồn tại.
Nguyên thời xưa, các nhà quan lại, các gia đình quý tộc có quyền có những nô tỳ.

Đây là những người bại trận bị bắt và những người phạm tội.

Vợ con của những phản thần cũng như vợ con của những tội nhân cũng bị phân

chia cho các quan làm nô tỳ. Và những kẻ giầu có cũng có thể xuất tiền mua con các
nhà nghèo làm nô tỳ.

Chế độ nô tỳ dần dần mất trải qua các thời đại, sau này không còn nữa, nhưng tàn

tích vẫn còn dưới hình thức nàng hầu.

Nàng hầu là một thứ vợ lẽ, nhưng lúc lấy chồng không qua tục lệ cưới xin. Đây là

các cô gái nhà nghèo, được các ông nhà giàu, tuy đã năm ba vợ, vẫn mua các cô về để
hầu hạ đấm bóp, và để thoả mãn các ông.

Nàng hầu lại khác vợ lẽ ở chỗ sinh con, đứa con đó coi là con người vợ cả và

không được gọi chính mẹ đẻ là mẹ, chỉ được gọi bằng cô, tiếng mẹ phải dành cho vợ
cả, còn người vợ lẽ lúc sinh con, đứa con đó là con mình, được gọi mình là mẹ, và chỉ
phải gọi vợ cả là “mẹ già”.

Những người giàu có quan lại xưa có thể có đến năm bảy nàng hầu, và các nàng

hầu phải chịu cảnh làm lụng đầu tắt mặt tối, rất ít khi được đêm đêm bên cạnh chồng
già
.

Pháp luật ngày nay không dung túng việc “mua nàng hầu”, đó là tệ đoan của chế độ

cũ.

Quần áo cưới

Các cô gái sắp lấy chồng, ai nấy đều lo sắm quần áo cưới. Quần áo cưới, của chú rể

cũng như cô dâu không giống quần áo mặc thường ngày.

Xưa, các chú rể thường mặc trong ngày cưới một chiếc áo the cặp áo trắng, bên

trong là chiếc áo cánh. Quần trắng ống số với dải dây lưng bỏ giọt, thường là dây lưng
điều.

Đầu chít khăn lượt, đội nón chóp quai tua.
Chân đi đôi giày Gia định bóng ngời.
Nếu chú rể sang trọng hơn, cặp áo thay vì áo the phủ ngoài áo trắng, thì đây là một

chiếc áo kép đoạn kép lót nhiễu xanh, hồng hoặc vàng, hay là một chiếc áo gấm
thường màu lam. Sang hơn nữa, ngoài chiếc áo kép hoặc áo gấm này, còn phủ thêm
một chiếc áo sa. Áo sa mỏng, qua lần sa màu gấm lam ẩn hiện trông thật nổi.

Và dưới chân thay vì đôi giày Gia Định, thì là một đôi giày kinh thêu.
Trong những năm gần đây, chiếc khăn lượt trên đầu được thay bằng chiếc khăn

chụp chữ “nhân” hoặc chữ “nhất” làm sẵn, cũng bằng lượt hoặc bằng vải nhiễu vắt
ngang.

Trong những lúc làm “lễ Tơ Hồng” cũng như trong lúc lễ mừng bố mẹ vợ, ngoài

các áo kể trên, chú rể còn khoác thêm một chiếc áo thụng xanh, chiếc áo chỉ dùng
trong nghi lễ.

Giờ đây, tại các nơi thành thị, nhiều chú rể ăn mặc quần áo ngắn theo kiểu Tây

Phương, có khi là lễ phục, có khi là thường phục.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.