PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 132




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

Thường theo tục có hai cách:

- Tìm đến một con trâu, lén cắt đứt sợi dây thừng xỏ mũi nó;
- Lấy một chiếc cọc đóng vào chân chiếc cối giã gạo ở trong nhà.
Tục cũ tin rằng, sau một trong hai hành động trên của người chồng, người vợ sẽ

“hết chửa trâu”. Ngày nay đó là điều không chấp nhận được. Khoa học đã giải thích rõ
hiện tượng này.

Sinh chậm
Lúc sinh nở, người đàn bà phải chịu đau đớn. Có người sinh chóng, có người sinh

chậm. Các cụ cho là do khí huyết nhưng thực ra theo khoa sản phụ ngày nay, nếu sinh
chậm chỉ vì đứa trẻ ở trong bụng chưa xoay hướng ra, và trong khi đứa trẻ xoay
hướng như vậy, người mẹ phải chịu sự đau đớn. Hoặc có khi đứa trẻ quá to lớn nên
sinh hơi khó. Khoa giải phẩu ngày nay giúp các bà mẹ sinh đẻ dễ dàng khi gặp phải
đứa trẻ quá to lớn.

Đối với người xưa, có những “phương thuật chữa mẹo” để đứa trẻ chóng lọt lòng.

Những phương thuật cũng lại do chính người chồng phải thi hành, như:

- Trèo lên cây cau rồi ôm cây tụt xuống.
- Luồn qua những nấc một chiếc thang dựng đứng;
- Cầm một chiếc đòn gánh đứng giữa nhà lao ra ngoài đường;
- Lấy chiếc lông mọc ở khấu đuôi con dím đưa cho vợ;
- Cho vợ uống ba ngụm nước ao;
- Cầm cái thắt lưng của mình vắt qua mái nhà (chiếc thắt lưng vải xưa ta vẫn dùng....)

Những “phương thuật” trên, người chồng chỉ làm một hoặc hai ba việc, tin rằng

đứa trẻ sẽ chóng ra đời.

Ngày nay sự việc trên không còn nữa, khoa học đã can thiệp để giúp người mẹ dễ

sinh hơn.

Sau khi đứa trẻ ra đời
Đứa trẻ ra đời rồi, bà mụ, người đàn bà chuyên việc đỡ đẻ ở nhà quê, dùng que nứa

hoặc mảnh sành để cắt nhau cho đứa bé. Ngày nay, lẽ tất nhiên không còn việc làm
thiếu vệ sinh này ở các bà nữ hộ sinh hoặc các cô đỡ tại bệnh viện cũng như các nhà
hộ sinh cơ sở.

Nhau đứa trẻ được đặt vào chiếc nồi đất mà người sản phụ đã mua sẵn từ trước và

đem chôn. Phải chôn sâu kẻo trẻ hay nôn oẹ, và phải tránh giọt nước mái hiên để đứa
trẻ khỏi toét mắt và chốc đầu theo sự tin tưởng của ông bà xưa.

Cắt nhau cho đứa trẻ xong, bà mụ lại vắt chanh vào mắt nó, nói là để cho nó sáng

mắt và moi móc lỗ mũi, lỗ miệng đứa trẻ để lấy ra hết nhớt dãi.

Sau đó đứa trẻ được mặc chiếc áo lọt lòng, và được quấn bằng chiếc tã. Áo lọt lòng

cũng như tã của đứa trẻ thường khâu bằng những mảnh áo cũ của những người đàn bà
dễ nuôi con.

Những gia đình hiếm hoi cũng như những người đẻ con so, muốn lấy khước,

thường đi xin những áo lọt lòng của những gia đình đông con.

Nhiều sản phụ mới sinh ngày nay cũng vẫn đi xin những quần áo lọt lòng này để

dùng cho con mình. Ta thường nói “mẹ tròn con vuông” để chỉ cuộc sinh đẻ hoàn
thành tốt đẹp, mẹ khoẻ mạnh, con bình yên..

Ở đây xin nói thêm là tục ta kiêng cho người khác đến đẻ nhờ ở nhà mình. Thụ thai

ở đâu mới có thể sinh ở đó được.

Đổ “cung long”
Tục cũ tin rằng “sinh dữ, tử lành”, nên việc sinh đẻ thường mang lại sự không may

cho người khác trong những ngày đầu, gọi là “cung long”, hoặc “phong long”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.