PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 134




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

bằng nước lá mít và dùng lá này để thoa đầu vú. Nếu sữa có ít, người mẹ phải tẩm bổ
bằng cách ăn chân giò lợn nấu với thông thảo. Ngày nay, trong khi chờ sữa người ta
dùng sữa bò cho trẻ ăn, nhiều bà mẹ giữ eo không cho con bú thì nuôi cho con hoặc
nuôi con toàn bằng sữa bò.

Ðứa trẻ đẻ ra, nhiều đứa mũi hơi giẹp xuống, các cụ thường nhân khi nó ngủ nắn

cho mũi nó cao lên, và các cụ cũng nắn chân nắn tay cho đứa trẻ được thoải mái dễ
chịu.

Khi nuôi con, người mẹ phải tránh ăn những đồ độc không phải cho riêng mình mà

cho cả đứa con bú sữa mình.

Săn sóc nuôi nấng trẻ sơ sinh, người ta cũng chú ý tới những sự cúng lễ cho đứa trẻ

được khoẻ mạnh, hay ăn, chóng lớn.

Khi đứa trẻ đầy cữ, ta có tục cúng “đầy cữ”, con trai bảy ngày, con gái chín ngày –

để cúng 12 bà mụ đã nặn lên hình đứa trẻ. Ta tin rằng 12 bà mụ dã cùng hợp nhau tạo
nên hình đứa trẻ, mỗi người nặn một vài bộ phận. Xưa cúng “đầy cữ”, đồ lễ phải được
sửa soạn cho đủ 12 bà mụ, mỗi đồ lễ phải là con số 12: 12 đôi hài, 12 cỗ mũ, 12 bộ
quần áo, 12 trăm vàng, một diã có bày 12 trái cây, 12 chiếc bánh, 12 con ốc, 12 miếng
trầu, .v.v....

Cùng với “cúng mụ” có lễ cúng Thổ công và gia tiên. Thường mỗi khi khen một

đứa trẻ, người xưa hay nói “trộm mụ” là để tỏ lòng kính trọng các bà mụ và như vậy
tin rằng đứa trẻ sẽ không bị vì tiếng khen mà gầy ốm đi.

Tục cúng “đầy cữ” ngày nay tuy chưa mất hẳn, nhưng cũng chỉ còn rất ít người

theo đủ như xưa. Có cùng “đầy cữ”, người ta chỉ cúng với những đồ lễ thường như
trong các buổi cúng khác.

Qua một “cữ” rồi, người ta trông đợi đứa trẻ luôn luôn hay ăn chóng lớn, rồi đến

khi đầy tháng lại có lễ cúng. Rồi khi đầy năm, có lễ “thôi nôi”, còn gọi là lễ “thí nhi”
để thử xem khuynh hướng của đứa trẻ. Trong lễ này người ta đặt trước mắt đứa trẻ các
thứ đồ chơi, sách vở để cho đứa trẻ tự ý chọn. Qua sự chọn lựa của đứa trẻ, người ta
đoán tương lai của nó sau này.

Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể , bố mẹ trông từng ngày từng giờ săn sóc con

cái, mong con ngày một lớn, tuy biết rằng con cái càng chóng lớn, cha mẹ càng chóng
già.

Nuôi con, cha mẹ phải chịu biết bao điều lo lắng. Ðã đành rằng ”sinh tử hữu

mệnh”, đứa trẻ có được làm người phải qua thời trứng nước. Dù có do “số mệnh”
chăng nữa, bố mẹ cũng không sao nhãng việc trong nom đứa trẻ, bảo vệ lấy đứa trẻ để
nó khỏi vì mình sơ khoáng mà yểu tử.

Trong thời kỳ trứng nước, đứa trẻ luôn luôn quặt quẹo, nào sốt mọc răng, sốt tập

lẫy, nào trở trời, trái gió. Cha mẹ phần thì lo thuốc men, phần thì nuôi nấng để bảo vệ
đứa con.

Tất cả mọi sự cúng lễ, mọi phương thuật của người xưa theo cổ tục, chỉ cốt bảo vệ

đứa trẻ thoát khỏi sự khó nuôi, mau lớn, khoẻ mạnh.

Ngày nay, nhiều phương thuật tuy không còn được theo nữa, nhưng trong sự chăm

nom nuôi nấng đứa trẻ, người ta theo phép vệ sinh, đồng thời người ta cũng không xao
nhãng việc cúng lễ cần thiết, theo tinh thần mới.

*

* *

Đẻ con thì phải có nuôi con, có đẻ mà chẳng có nuôi thì khổ hơn là người không

đẻ. Nuôi con, cha mẹ chịu trăm cay nghìn đắng, mong cho con được nên người. Tình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.