PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 135




Toan Ánh 135

thương yêu của cha mẹ đối với con cái, thật không non cao bể rộng nào sánh bằng.

*

* *

Gây dựng con cái

Sinh con, ai cũng muốn con nên người, và bổn phẩn của cha mẹ là phải gây dựng

cho con cái. Trong công việc gây dựng con cái phải kể từ lúc bắt đầu con đã lớn khôn,
qua thời kỳ trứng nước cho đến khi dựng vợ gả chồng cho con, bố mẹ mới tự coi là
bổn phận của mình đã đầy đủ.

Theo pháp luật ngày nay, con cái đến 21 tuổi là coi như thành nhân và phải chịu lấy

trách nhiệm những hành động của mình, nhưng đối với bố mẹ, người con dù bao
nhiêu tuổi cũng vẫn như còn bé nhỏ, và bố mẹ lúc nào cũng theo dõi các con để giúp
đỡ hoặc chỉ bảo, tuy rằng có nhiều người con tự cho là “khôn ngoan” hơn bố mẹ.

Áo chẳng qua đầu”, các cụ thường nói vậy để chứng tỏ rằng con cái dù sao

cũng không qua khỏi sự khôn ngoan của bố mẹ, và “trứng” có bao giờ “khôn hơn vịt”.

Nuôi con, con bắt đầu hơi lớn khôn, bố mẹ đã nghĩ đến tương lai của con và phải

lo cho con ngay từ tấm bé. Sự lo lắng tương lai cho các con tùy theo hoàn cảnh của
cha mẹ, và chính hoàn cảnh và địa vị của cha mẹ sẽ hướng dẫn cha mẹ trong việc gây
dựng cho các con.

Bố mẹ giầu có, con cái có thể được theo đuổi bút nghiên cho đến lúc thành tài: bố

mẹ kém sung túc hơn, con cái cũng được đi học, “ăn mày dăm ba chữ hiền” rồi hoặc
ở nhà lo việc nhà, hoặc phá ngang đi kiếm ăn bằng chữ nghĩa, hoặc bỏ học chữ đi học
nghề; bố mẹ nghèo quá không lo được giấy bút cho con đi học, con cái đành chịu cảnh
dốt nát, nhưng không phải vì vậy mà bố mẹ không tính đến ngày mai của các con, bố
mẹ hướng dẫn cho con đi học nghề hoặc tìm chỗ gửi gấm cho con tập làm ăn, hoặc
cùng lắm thì con cái mới phải đi chăn trâu ở đợ, nhưng trong hoàn cảnh này bố mẹ
không khỏi đau lòng.

Việc học hành

Dân ta trọng chữ nghĩa nên bậc làm cha mẹ ai cũng muốn cho con được cắp sách đi

học, may ra thì mai sau được “võng tía võng đào”, dù không may kém cỏi thì khỏi
mang tiếng đồ “dốt đặc cán mai”. Ta thường nói “đi học để thông văn tự” và biết ba
chữ ký” để chỉ những người học hành dở dang, không đỗ đạt gì cũng không đủ giỏi
giang để làm thầy đồ thày đạc, nhưng cũng đọc thông đuợc những bức văn tự bán nhà
bán ruộng, tậu trâu tậu bò, biết ký tên mình khi cần đến”

"Nhân sinh bách nghệ,

Văn học vi tiên;

Nho sĩ thị trân,

Thi thư thị bảo.”

Nghĩa là:

"Người ta trăm nghề tuỳ thân,

Nhưng mà văn học phải cần đầu tiên;

Thi thư là báu dõi truyền,

Học trò là kẻ sĩ hiền trọng thay!”

(P.N Khuê dịch)

Mấy câu mở đầu sách MINH ĐẠO GIA HUẤN của Trình Tử đủ nói lên việc học

hành ở xứ ta được chuộng nhường nào, và do đó kẻ sĩ nước ta được xếp hàng đầu
trong tứ dân: Sĩ, Nông, Công, Thương”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.