PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 133




Toan Ánh 133


Khi mới sinh, cho bà con bạn hữu biết để khỏi tới thăm mình nơi buồng đẻ, tục ta

thường cho treo trước cửa nhà đẻ một lá khoai sọ và bảy hoặc chín mảnh than tùy
theo đứa trẻ là trai hay gái.

Các sản phụ sau khi nằm bếp, nghĩa là nằm trong buồng đẻ một cữ, bảy hoặc chín

ngày tùy theo con trai hay con gái. Đi “đổ phong long”, nghĩa là đi mua một thứ hàng
gì, tin rằng người bán sẽ nhận lấy “phong long”. Ngày nay cổ tục này không còn nữa.

Kiêng khem
Mới đẻ xong, sản phụ phải chịu sự kiêng khem, tránh gió máy. Sản phụ thường

nằm trong phòng kín, có lò than hồng ở chân giường hoặc trước buồng đẻ. Theo các
cụ, lò than này để tránh gió độc, và cũng chính vì lò than này mà có từ “nằm bếp”. Ở
nhà quê, nhiều khi không có hoả lò, người ta nhóm than vào một chiếc nồi đất.

Tục đốt nồi than có lẽ tại xưa kia ở miền Bắc rét lạnh, rồi về sau có sự hiểu lầm

nên ta cho rằng việc đốt nồi than để cản gió độc chăng?

Ngoài việc kiêng gió máy, mà ngày nay người ta vẫn kiêng, người sản phụ còn phải

kiêng khem trong vấn đề ăn uống:

Tục ngữ ta có câu:

"Ăn miếng ngon, chồng con trả người

Nền đông y cho rằng người đàn bà mới sinh nở xong, các cơ quan trong người còn

yếu, máu còn xấu, kh6ng thể ăn được những của độc dược, chỉ được ăn những thức ăn
ta cho là lành, không thể có ảnh hưởng tại hại tới sức khoẻ của sản phụ. Thường thức
ăn của các sản phụ chỉ là nước mắm chưng với gừng, và ở những gia đình sung túc thì
ăn trứng chưng nước mắm nhưng chỉ ăn lòng đỏ, hoặc thịt thăn lợn làm ruốc bông hay
thịt nạc kho mặn với gừng. Sản phụ dùng gừng vì dược tính của gừng làm cho nóng,
khí huyết dễ lưu thông.

Ngày nay người t a cũng khiêng khem trong việc ăn uống nhưng người ta ăn nhiều

thứ khác hơn, không phải chỉ ăn riêng mấy thứ kể trên.

Các sản phụ lại hay thoa mình bằng củ nghệ, vì củ nghệ có tính chất phục hồi sức

khỏe. Củ nghệ ngấm vào da, làm cho lỗ chân lông mau kín, và như vậy tránh được gió
máy.

Kiêng gió máy cho sản phụ, người ta lại phải kiêng cả gió máy cho trẻ sơ sinh nữa.

Chính vì vậy mà thường giường của các bà đẻ được quây kín.

Kiêng cho đứa nhỏ, người xưa còn kiêng cả những người “vía dữ” có thể làm cho

đứa trẻ khóc không ai dỗ được, và khi những người này quở quang đứa trẻ có thể bị
đau yếu.

Nói về kiêng trong lúc người đàn bà đẻ, người xưa còn kiêng cho những người

khác nữa như:

- Những người sắp đi lễ bái không vào phòng đàn bà đẻ sợ nhiễm ô uế.
- Các trẻ em đi học cũng kiêng tới phòng đàn bà để sợ học tối dạ.
Đó là những điều ngày nay chúng ta không đáng tin.

Săn sóc trẻ sơ sinh

Sinh được đứa trẻ là mừng, nhưng phải chăm nom săn sóc cho đứa trẻ, và công việc

này cần sự cẩn thận chú ý từng li từng tí, vì đứa trẻ rất mảnh dẻ. Ta thường nói “nâng
như nâng trứng, hứng như hứng hoa”
để chỉ việc săn sóc trẻ sơ sinh, thật đúng vậy.

Như trên đã nói, phải kiêng gió máy cho trẻ nhỏ, lại phải tránh những tiếng động

mạnh có thể kinh động tới đứa bé.

Trong những ngày đầu, người mẹ chưa có sữa, người ta phải nhờ người cho bú

chực, những cũng phải kén người tốt sữa.

Một hai ngày sau, người mẹ bắt đầu có sữa, nếu sữa chậm có, người mẹ phải rửa vú

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.