PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 137




Toan Ánh 137

cho chúng theo đó tô cho đậm.

Việc học hành có giờ, có chương trình. Học trò đi học trường công còn có theo học

bán công, trường tư tháng tháng phải đóng một số học phí. Các em phải mua sách vở,
giấy bút, việc học xét ra tốn kém hơn xưa. Các gia đìn nghèo chỉ cho con theo học tới
một trình độ nào, vì càng học lên cao việc học càng đắt đỏ. Nhà nước có đặt ra học
bổng để giúp đỡ trẻ em nghèo học giỏi, nhưng ở ta người nghèo thì nhiều, học bổng
chỉ có hạn, nên con nhà nghèo vẫn còn chịu sự thiệt thòi trên đường học vấn so với
các trẻ sinh trong các gia đình sung túc. Nhà nước đã có những chính sách để tạo sự
bình đẳng trong học tập của các em.

Việc học ngày nay chia ra ta từng bậc, và bậc tiểu học hầu như bắt buộc nhưng trên

thực tế, nhiều trẻ em nghèo chỉ đi học cho đến khi biết đọc biết viết là nghỉ để giúp đỡ
cha mẹ, trông nom việc nhà.

Việc học hành ngày xưa chỉ học có kinh sách, chỉ luyện có văn chương, nhưng

trong chương trình học ngày nay có đủ các môn sử ký, địa lý, toán pháp, vệ sinh, vạn
vật, v.v.... để giúp kiến thức của các em toàn dịện hơn. Việc xoá mù chữ đã và đang
tiến hành tốt trên cả nước.

Ông đồ và cậu giáo xưa
Như trên đã nói, các em vỡ lòng và tiếp tục sự học tại lớp của các ông đồ. Vậy ông

đồ là người thế nào?

Ông đồ chính là những bậc văn tự, học vấn uyên bác nghĩa là những người hay

chữ, nói theo lối ta xưa, mở lớp để dạy học trò, cả trẻ em lẫn học trò lớn, có thề sau
một khoá thi là trở nên ông Cử, ông Tú và được vào thi Hội để lấy thêm bằng Tiến sĩ,
Bảng nhãn, Thám hoa.

Ông đồ có thể là một vị hưu quan, có thể là một bậc khoa cử không ham muốn

công danh, từ chối sự xuất chính, lấy việc dạy học làm lẽ sống.

Lại có những người tuy không đỗ đạt gì và đã từng nhiều phen lao đao trường ốc

nhưng vì hay chữ được dân làng mời mở lớp dạy học. Học trò các ông đồ hay chữ
thường rất đông, và dù làm nên danh vọng cao xa bao giờ cũng kính trọng thầy, và
chính các ông đồ cũng luôn luôn giữa địa vị mình, chẳngmay nếu gặp phải học trò
vong ân, coi rẻ thầy, các ông lập tức “cấm cửa” không bao giờ thèm nhìn nhận là học
trò. Ta cứ đọc truyện ông Chu Văn An đời nhà Trần đủ biết uy tín của một ông đồ đối
với học trò ra sao.

Các ông đồ trước đây mở trường dạy học dễ dàng không bị luật lệ nào ràng buộc.

Các ông đồ được hoàn toàn tự do mở lớp dạy học trò. Điều kiện cần thiết là phải hay
chữ, có hay chữ mới có học trò.

Ngoài các ông đồ mở lớp dạy học, nhiều gia đình khá giả cũng rước ông đồ về dạy

bảo con cái ở trong nhà. Trong trường hợp này các ông đồ biến thành những “gia sư”.
Đối với các vị gia sư học trò kính trọng đã đành, các phụ huynh học sinh cũng kính
trọng,vì các gia sư này đều là những người văn hay chữ tốt đem đạo thánh hiền dạy
cho con cái mình. Các ông đồ thường nhận thêm học trò nếu có người khẩn khoản xin
cho con học.

Ngày nay nhiều gia đình cũng mướn gia sư: Đây là những cậu giáo hoặc cô giáo

kèm trẻ em học thêm ở trong nhà.

Các cậu giáo, cô giáo này không cần phải học vấn uyên bác, chỉ cần có trình độ cao

hơn mấy đứa trẻ mình dạy là đủ.

Học sinh ngày nay đối với các cậu giáo, cô giáo thường hay “lờn” vì chúng cho là

bố mẹ chúng thuê những người này đến để dạy bảo chúng, chúng có một vài cử chỉ
kém lễ độ. Học sinh đã vậy, ngay cả đến phụ huynh học sinh có người cũng coi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.