PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 136




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam


Những buổi học đầu tiên
Tuổi đi học tại nước ta xưa không hạn định ở mức nào. Tùy theo đứa trẻ khỏe mạnh

hay ốm yếu, đậm sức hay gầy còm, bố mẹ cho con đi học sớm hay muộn vào khoảng
từ sáu, lên bảy đến tám.

Xưa chỉ có con trai được đi học, con gái phải ở nhà học làm học ăn, trừ những gia

đình phú qúy mới cho con gái đi học, do đó phụ nữ ngày xưa phần lớn bị thất học.

Việc học ngày xưa hầu như không tốn kém gì ngoại trừ tiền giấy bút chẳng đáng

bao nhiêu. Tại các làng xã, thôn xóm đều có các ông đồ dạy học, và học trò đi học
cũng chẳng phải trả tiền học ông đồ. Hằng năm, bố mẹ học trò chỉ cần mang tết ông
đồ thúng gạo và quà bánh vào những dịp tết nhất, tháng năm tháng mười, hoặc giỗ
chạp. Ai muốn cho con đi học chỉ cần sửa lễ đến xin ông đồ nhận dạy con mình, và cái
lễ này cũng không đắt đỏ gì, chỉ gồm cơi trầu, bao chè là đủ.

Đi học cũng không cần phải mua sách vở đắt đỏ như ngày nay. Các bài học thường

do các ông đồ viết tay vào sách cho học trò, và khi nào học trò đã có thể tự viết lấy
được thì học trò sẽ tự chép lấy bài học. Chỉ những con nhà giàu có mới mua được sách
in.

Lễ Khai tâm
Buổi học đầu tiên đánh dấu quãng đời mới của đứa trẻ, bởi vậy dân ta rất chú trọng,

và có “lễ khai tâm” để đứa trẻ học vỡ lòng (còn gọi là “mở lòng”).

Lễ khai tâm mở đầu cho cuộc đời mới của đứa trẻ, lễ mở đầu phải thận trọng, cuộc

đời của đứa trẻ mới tốt đẹp tới lúc tuổi già. Người ta chọn ngày lành tháng tốt. Ðứa bé
được tắm rửa, cạo đầu sạch sẽ và ăn mặc bộ quần áo đẹp nhất . Người ta làm lễ cáo gia
tiên, rồi dẫn đứa bé với đồ lễ tới lớp học của ông đồ để xin “nhập môn”.

Ông đồ làm lễ thánh, tức là lễ trước bàn thờ Đức Khổng Tử để xin nhận đứa trẻ làm

học trò. Đạo Thánh là đạo rộng, có bao giờ ông từ chối việc dạy học một đứa trẻo nào.

Làm lễ Thánh xong, đứa trẻ cũng phải lễ trước bàn thờ Thánh.
Ông đồ lại làm lễ cáo gia tiên việc nhận thêm một môn sinh mới, sau đó ôngmới

bắt đầu dạy đứa trẻ bài học đầu tiên.

Có nhiều ông đồ cẩn thận, trong buổi khai tâm đứa trẻ, các ông đã dẫn đứa trẻ ra

văn chỉ, tức là miếu thờ Đức Khổng Tử ở trong làng để làm lễ rồi ông mới nhận cho
đứa trẻ “nhập môn”.

Bài học đầu tiên
Thường bài học đầu tiên của trẻ là mấy dòng đầu của sách Tam Tự Kinh. Và buổi

đầu tập viết, đứa trẻ dùng bút tre chấm vào mực lã tô lên nhưng khuôn chữ đã đục sẵn
trên một mảnh ván cho đến khi quen tay mới dùng bút mực tô lên những chữ son ông
đồ viết sẵn trên giấy.

Kể từ đó, cậu học trò nhỏ lần lần ngay một ngày hai học hết sách “Tam Tự Kinh”

tới sách khác, cho đến khi học tới “Tứ Thư”, “Ngũ Kinh”.

Ngày nay việc học hành của trẻ nhỏ khác xa với sự vỡ lòng ngày xưa.
Học hành ngày nay
Con trai, con gái ngày nay đều được đi học. Cũng còn gia đình kén ngày cho con đi

học vỡ lòng, còn phần đông cho con tới học tại các trường đều đi học theo ngày khai
trường, theo quy định chung của nhà nước.

Nhiều gia đình cho con đi học các lớp mẫu giáo từ khi con mới lên bốn tuổi. Tới

lớp mẫu giáo, đứa bé vừa học vừa chơi để dần dần mở trí khôn tiếp nhận những bài
học của chương trình tiểu học sau một vài năm.

Trẻ học ngày nay có sách in sẵn, và khi tập viết, lúc đầu chúng dùng bút chì. Chúng

cũng tô lên những nét gạch có in sẵn trong sách hoặc do các thầy, cô giáo viết mờ mờ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.