Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
thường các gia sư ngày nay, các vị này ỷ tiền cậy của coi các gia sư chỉ như những
người “làm công lãnh lương” của họ.
Nói chi đến gia sư, ngay tại các trường học, có nhiều học trò cũng khinh lờn thầy
giáo, chúng cho rằng đi học thì chúng phải đóng tiền, các thầy giáo ăn lương của nhà
nước thì có bổn phận phải dạy chúng. Đấy là nói trường tư, ở các trường công sự kính
trọng của một số học trò cũng bị “xuống cấp”. Do vậy có người kêu:
"Văn minh Đông Á trời thu sạch,
Này lúc cương thường đảo ngược ru”
Người xưa trên mọi lãnh vực đều lấy lễ nghi làm căn bản trong sự giao tế; nói đến
“lễ nghi” là nói đến đạo đức, mà đạo đức thì không kể đến tiền tài, chỉ kể đến sự cư xử
sao cho thuận lẽ, cho hợp với ân tình. Bởi vậy thầy thì ra thầy, thầy không phải là kẻ
làm, và trò cũng phải ra trò, trò không phải là lũ thiếu giáo dục, thiếu luân thường chỉ
biết lấy tiền tài mà rãy.
Xưa khác này. Nền đạo đức cổ truyền cũng có cái hay riêng của nó.
Việc dạy học xưa và nay
Dạy học ai cũng mong cho học trò chóng tấn tới, học trò lười biếng ông thầy phải
thúc đẩy, học trò tối dạ ông thầy phải kiên nhẫn chỉ bảo sao cho đến khi học trò hiểu
được thì thôi.
Bản tính của trẻ em bao giờ cũng ham chơi hơn thích học, các ông thầy nếu không
bó buộc các em phải học, lẽ tất nhiên tự chúng sao cho khỏi sự xao nhãng được, và
như vậy làm sao cho có được những kết quả tốt đẹp.
Người xưa nói rằng: ”Giáo bất nghiêm sư chi nọa”, việc dạy dỗ không nghiêm là
do ông thầy lười.
Ta lại nói: “Nghiêm sư tác thành”, ông thầy nghiêm làm cho ta nên người. Vì tôn
sư phải đức nghiêm làm đầu, và có nghiêm mới có uy tín đối với học trò.
Thầy đã nghiêm, học trò phải giữ lễ phép làm đầu, và việc học bao giờ cũng bắt
đầu bằng học lễ trước, tiên học lễ hậu học văn. Học lễ phép rồi mới đến học chữ nghĩa
văn bài.
Học lễ phép không phải chỉ riêng ở lớp học mà còn ở cả ngoài đường và ở nha
mình nữa.
Mỗi lớp học của ông đồ xưa đều có anh trưởng tràng để thay thầy trông nom các
học trò khi thầy vắng mặt và để dạy các em mới vỡ lòng. Học sinh đối với anh “trưởng
tràng” phải có sự tôn kính như đối với người anh cả ở gia đình.
Để giữ lễ, để thúc đẩy học sinh chăm chỉ, ông đồ nào cũng có ngọn roi mây. Thứ
nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn. Đối với học trò ông đồ càng dữ đòn lại càng là ông đồ
giỏi. Bôốmẹ học sinh rất mong ông đồ trừng trị con em mình bằng roi vọt để chúng
nên người, và các em học sinh thời xưa thành đạt một phần cũng nhờ những ngọn roi
mây của thầy học.
Ngày nay khác hẳn! Thầy không được đánh học trò, và đã có hơn một lần, phụ
huynh học sinh kêu ca vì thầy học đã đánh mắng con em mình, thậm chí lại có người
đưa cả việc này tới công môn.
Trẻ con non dại, phải có cái gì làm cho chúng sợ, chúng mới chịu học, vậy mà ông
thầy lại đành khoanh tay trước sự lười biếng của chúng, thử hỏi ông thầy làm sao chu
toàn nổi nhiệm vụ của mình.
Nhiều ông thầy đã gặp những học sinh quá kém lại quá lười, mặc sự kiên nhẫn chỉ
bảo, mặc thiện chí khuyến khích của ông thầy, những học sinh này vẫn trơ trơ, vào lớp
nghịch ngợm, bài học không học, bài làm không làm, thử hỏi ông thầy còn làm sao
mà đưa chữ vào đầu óc chúng được. Vậy mà các phụ huynh học sinh đã chiều con lại