PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 140




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam


Trúng tuyển kỳ thi sở khảo, các thí sinh được cấp bằng Tuyển sinh; trúng tuyển kỳ

thi phúc khảo, được cấp bằng Khoá sinh.

Các khoá sinh được phép dự thi Hương, nhưng trước kỳ thi còn phải trải qua một

kỳ sát hạch. Kỳ thi này được tổ chức tại mỗi tỉnh những năm trước có kỳ thi Hương
để loại bớt một số thí sinh học lực còn kém. Chương trình kỳ thi sát hạch này giống
như chương trình thi Hương rút ngắn.

Người nào qua được kỳ sát hạch này được là Thí sinh và người đỗ đầu gọi là “Đầu

xứ”.

Kỳ hạch này rất quan trọng, và học quan hàng tỉnh, Đốc học, Huấn đạo, Giáo thụ,

phải chịu trách nhiệm trong việc tuyển thí sinh dự các kỳ thi Hương. Những khoá sinh
vìm ột lý do gì vắng mặt trong kỳ sát hạch này, có thể được tham dự một kỳ sát hạch
thứ hai dành riêng cho họ, tổ chức vài tháng trước khi thi Hương.

Thi hương
Qua các kỳ sát hạch, các thí sinh còn lại được dự kỳ thi Hương đều là những thí

sinh đã có căn bản. Nếu lọt một thí sinh nào quá kém dốt dự kỳ thi Hương, các quan
học hàng tỉnh sẽ có lỗi.

Thi Hương về đời Nguyễn mở ba năm một khoa và vào các năm Tý, Ngọ, Mão,

Dậu và các thí sinh phải qua bốn kỳ thi:

1) Kinh nghĩa;
2) Thơ, phú;
3) Văn sách;
4) Phúc hạch.
Các thí sinh dự thi ở các trường sau đây:
- Trường Hà Nam cho tất cả thí sinh Bắc Việt;
- Các trường Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên và Bình Định cho các thí sinh Trung

Việt.

Từ năm 1884 trở về trước, nghĩa là trước hiệp định Patenôtre, trường thi Nam Định

cho các thí sinh tại Nam Việt.

Về các bài thi, ngoài bốn môn kể trên, mấy khoa thi sau cùng, các thí sinh có thể thi

thêm bài tình nguyện chữ Pháp, dịch Pháp văn ra quốc ngữ. Điểm thừa ở bài chữ Pháp,
có thể dùng bù cho điểm thiếu ở các bài kia.

Các thí sinh khoa thi Hương, điểm cao thì đậu Cử Nhân, còn điểm trung bình thì đậu

Tú Tài, kém nữa thì hỏng.

Thi hội

Đậu Cử Nhân ở kỳ thi Hương, các thí sinh đực dự k ỳ thi Hội mở tại kinh đô Huế.
Theo chỉ dụ năm Minh Mệnh thứ sáu, các khoa thi Hội được ấn định vào tháng 3

những năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, tức là sau năm có kỳ thi Hương.

Cũng được dự khoa thi này, ngoài các chân Cử Nhân, những Giám sinh, Giáo thụ và

Huấn đạo. Các chân Tú Tài và Ấm sinh cũng có thể dự nếu được Triều đình cho phép.

Khoa thi Hội gồm 4 kỳ:
Kỳ nhất: Kinh nghĩa, ít nhất 3 đề.
Kỳ nhì: Chiếu, Biểu, Luận;
Kỳ ba: Thơ, Phú;
Kỳ tư: Văn sách.
Điểm các kỳ thi này tính theo phân, bài nào không được một phân thì bị loại.
Muốn trúng cách phải có tất cả 8 phân cho bốn kỳ.

Thi đình
Đậu kỳ thi Hội, các thí sinh được vào thi Đình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.