Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
- Công nghệ học.
Bắt đầu bậc Tiểu Học là cấp Sơ học, với văn bằng Sơ học yếu lước, rồi đến cấp
Tiểu học với văn bằng Sơ học Pháp Việt hoặc Cơ thủy. Cao nhất bậc Tiểu học là cấp
Cao đẳng Tiểu học với bằng Thành Chung còn gọi là bằng Cao đẳng tiểu học.
Trên cấp Cao đẳng Tiểu học là bậc Trung học, hạn học là ba năm, thi bằng Tú tài
bản xứ (Brevet de capacité équievalent au Baccalauréat métropolitain) để phân biệt
với bằng Tú tài Pháp của chương trình học lúc bấy giờ.
Bằng “Tú tài bản xứ” có hai phần, Tú tài I và Tú Tài II, chương trình dạy bằng
Pháp ngữ, có Việt ngữ kể là một sinh ngữ.
Các học sinh đậu xong cả hai phần Tú Tài được vào Đại học.
Đại học mở tại Việt nam từ năm 1919, lúc đầu chỉ là những trường Cao đẳng để
đào tạo các nhân viên chuyên môn cho chính quyền thống trị. Về sau mới mở các
trường Luật Khoa, Y Khoa và Dược Khoa Đại học. Mãi tới năm 1938 mới có mở thêm
các trường Nông Lâm và Công chính. Sau đó mới có trường Khoa Học.
Cùng với việc học chữ, người Pháp còn mở các trường Công nghệ thực hành, tại
các thủ phủ, hoặc ở một vài Tỉnh lớn gọi là trường Bách Nghệ nhằm đào tạo một số
thợ thuyền chuyên môn.
Trong lúc nền học bản xứ được tổ chức như vậy, người Pháp vẫn có một nền học
Pháp riêng cho trẻ Pháp học, một số các trẻ Việt cũng xin được vào các trường này, có
đủ các bậc từ Tiểu học đến hết bậc Trung học với bằng Tú Tài. Các trường Pháp này,
mặc dầu người Pháp đã rút khỏi Việt Nam từ năm 1954, nhưng vẫn còn tồn tại hoàn
toàn ở miền Nam cho tới năm 1967, là năm bắt đầu các lớp Tiểu học Pháp bị bãi bỏ
đối với trẻ em Việt Nam, và dần dần từ năm 1968 các các lớp trên sẽ được bãi dần dần
bắt đầu từ năm đầu tiên của bậc Trung học tương đương với lớp Đệ Thất của các
trường ở Miền Nam lúc ấy.
Học chế
Người Pháp rút khỏi Việt nam năm 1954, “học chế” của ta được tổ chức lại cùng
với sự thu hồi nền độc lập và lúc ấy có 4 bậc với các kỳ thi các văn bằng cho mỗi bậc
(ở miền Nam):
- Bậc Tiểu học, các học sinh thi bằng Tiểu học.
- Bậc Trung học, chia làm đệ nhất và đệ nhị cấp. Học sinh đệ nhất cấp học 4 năm
và thi bằng Trung học đệ nhất cấp; học sinh để nhị cấp học 3 năm và thi bằng Tú tài,
có hai phần: Tú Tài I và Tú Tài II.
- Bậc Đại học dành cho các học sinh đã đậu xong Tú Tài II. Theo học bậc Đại Học,
các học sinh được gọi là sinh viên. Tốt nghiệp Đại học là bằng Cử nhân hoặc bằng Kỹ
sư.
- Bậc Cao học dành cho các sinh viên đã đậu bằng Cử nhân. Tốt nghiệp bậc Cao
học là bằng Tiến sĩ.
Cùng với các bậc học trên, ta cũng có mở các trường kỹ thuật để dạy nghề, các
trường mỹ thuật và các trường cán sự chuyên môn.
Ngày nay ta có đủ các bậc học từ Mẫu giáo đến Phổ thông và Đại học. Việc học
hành, thi cử đúng quy chế do nhà nước ban hành.
Xưa cũng như nay, bậc làm cha mẹ, ai cũng muốn cho con hay và gây dựng cho
con nên người, nhất là mong cho con trở thành những người có địa vị, có học thức,
bởi vậy ai cũng muốn cho con cái đi học cho đến lúc thành tài. Đứa trẻ “phá ngang”
chỉ vì chúng quá dốt kém, hoặc vì hoàn cảnh gia đình bắt buộc, nhưng dù có “phá
ngang” thì bố mẹ cũng cho đứa trẻ đi học nghề hoặc tập tành làm ăn buôn bán.
Tập nghề