PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 144




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam


Ngư là nghề đánh cá, nhưng phải kể gồm cả các nghề khác liên quan tới như muối

cá, làm mắm v.v... Sở dĩ cá cũng xếp vào hạng Nông, vì chính cá cũng ở đồng ruộng
mà ra.

Tiều là nghề đốn củi, đốt than.
Canh là nghề trồng trọt như làm ruộng, trồng cây và cả nghề tằm tang, nghề hàng

xáo cũng xếp vào ngành Canh. Cũng kể là canh tất cả những nghề nào có liên quan tới
việc trồng trọt, hoặc tới các hoa màu....

Mục là nghề chăn nuôi, nuôi súc vật dùng cho việc cày cấy như nuôi các súc vật

khác.

Bốn ngành Ngư, Tiều, Canh, Mục xếp hàng Nông vì ít nhiều gì những nghề nghiệp

của các ngành này, cũng trông nhờ vào đất cát, dù đó là đốn củi trên rừng, nuôi súc vật
ở cánh đồng, đánh cá ở hồ ao, hay trồng trọt cầy cấy ở ruộng vườn.

Sau Nông đến hạng Công tức là thợ thuyền.. Kể ra ta có thề phân chia các nghề tuỳ

theo vật liệu sử dụng: Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ.

Nghề kim hoàn, nghề thợ rèn, nghề đúc đồ đồng v.v... là những nghề sử dụng kim

liệu.

Nghề thợ mộc, nghề thợ tiện, nghề thợ chạm, nghề đan rổ, rá, nong, nia v.v.... là

những nghề sử dụng mộc liệu.

Nghề chở đò sống trên sông nước.
Nghề đốt than, nghề rèn, nghề đúc dùng đến lửa.
Nghề đất nấu, nghề nung vôi, nung gạch, nghề thợ hồ v.v... dùng đến đất cát.
Tuy lấy “ngũ hành” để phân biệt các nghề, nhưng nhiều nghề cần đến hai trong

“ngũ hành” như thợ rèn, cần cả đến lửa lẫn sắt, nghề đắp tường cần đến cả nước lẫn
đất v.v....

Đứng sau cùng trong “tứ dân” là Thương để chỉ những người buôn bán. Buôn bán

có người buôn tại chỗ, có người đi xa về gần; có người buôn lớn, có người buôn nhỏ.

Xưa, gây dựng cho các con, cha mẹ thường tùy hoàn cảnh mình, tùy sự thông minh

khéo léo của con, và cũng tùy sự quen biết của mình là gửi các con đi học nghề nào
cho thích hợp và thuận tiện.

Trừ những người trong hạng Sĩ, đứa nhỏ cần phải có học hành chữ nghĩa ít nhiều,

còn các nghề khác, sự biết chữ chỉ ở mức độ.

Ngày xưa thợ thuyền hợp thành từng bọn, muốn cho con học nghề gì bố mẹ phải

nhờ người đứng đầu một bọn thợ nhận cho.

Ngày nay xã hội phát triển, nghề nghiệp cũng phát triển. Việc học nghề đòi hỏi

nghiêm túc và có văn hoá, chuyên môn.

Phó cả
Đứng đầu một bọn thợ xưa là ông Phó cả. Người này điều khiển toàn thể bọn thơ

5và có quyền nhận các phó nhỏ tức là các trẻ em tới xin tập việc để học nghề. Ông phó
cả phải lo nhận công việc cho cả toán thợ làm. Giúp việc ông phó cả có các ông phó
hai, phó ba... Những đứa trẻ tới tập việc đều gọi là “phó nhỏ”. Lúc đầu các phó nhỏ
làm những công việc lặt vặt, và kể từ khi bắt đầu đi tập việc là các phó nhỏ đã được
ông phó cả nuôi ăn. Khi các phó nhỏ đã biết nghề, các phó cả có thể tùy tiện trả cho ít
nhiều tiền công.

Những bọn thợ thường ít khi có cửa hàng như ngày nay. Họ đi kiếm công việc tại

các nhà trong làng. Mỗi khi trong làng, hoặc các làng lân cận có công việc cần làn, họ
phải đi tìm các ông phó cả.

Ai đã từng ở vùng quê chắc hẳn thấy từng bọn thợ mộc, từng bọn thợ hồ dắt nhau

đến các nhà lĩnh việc. Các nghề khác cũng vậy, có bọn thợ đất đấu đi nhận đào ao, đào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.