Toan Ánh 145
móng, có bọn thợ xẻ đi nhận xẻ gỗ v.v...
Cũng có nghề cần phải có cửa hàng nhất định như thợ chạm, thợ sơn, thợ may...
Tuy vậy, vẫn có các ông phó cả và các ông phó phụ, và những người tập việc vẫn
được gọi là phó nhỏ.
Việc tập nghề ngày nay
Ngày nay, nhà nước có các trường dậy nghề, đó là các trường công nghệ và các
trường kỹ thuật. Ngoài ra lại có các lớp dạy nghề của Bộ, Ngành, đào tạo các thợ các
nghành chuyên sâu.
Với sự tiến bộ của khoa học, nước ta có thêm nhiều nghề mới, và có nhiều nghề
không dạy ở các trường công nghệ và kỹ thuật cũng như không dạy ở các lớp dạy
nghề của Bộ, Ngành nên vẫn còn nhiều em phải tìm học nghề tại các xưởng thợ hoặc
tại các ông phó cả như xưa. Ngoài ra còn có khoá dạy tư theo chuyên ngành riêng.
Học nghề buôn bán
Nghề buôn bán theo ta là một nghề dễ làm, dễ sống. Ta có câu “Phi thương bất
phú” nghĩa là không có buôn bán thì không giàu được.
Các nhà buôn thường truyền nghề cho con, nhưng cũng có nhiều nhà buôn nhận
con các bạn hữu tới học tập nghề buôn bán. Trong thời gian học nghề này, đứa trẻ phải
làm hết mọi công việc như kẻ ăn người ở và phải chịu mọi sự vất vả để tìm hiểu công
việc làm ăn buôn bán, từ bán lẻ đến bán buôn, từ mua cao bán hạ đến mua xa bán gần
v.v...
Xưa nước ta ít có các bậc đại thương gia, việc buôn bán lớn thường ở trong tay
người Tàu, ta chỉ có nghề buôn bán lẻ, và do đó việc buôn bán của ta thường do phụ
nữ đảm nhiệm; hoạ hoằn mới có một nhà buôn lớn do nam giới điều khiển. Chính vì
vậy mà ít người cho con trai học nghề buôn bán. Chỉ các cô gái theo mẹ đi chợ dần
dần tập buôn tập bán quen nghề.
Việc buôn bán ngày nay khác hẳn xưa, nhiều nhà buôn Việt Nam kinh doanh cạnh
tranh không những riêng với người Tàu mà với tất cả ngoại kiều khác. Các ngành
buôn ngày nay cũng nhiều và phát triển hơn xưa. Tuy vậy, việc buôn thúng bán bưng
tại các chợ cũng như tại các vùng quê vẫn do các chị em phụ nữ đảm trách.
Gây dựng con cái ai cũng muốn cho con cái hơn người, nhưng nhiều khi hoàn cảnh
người ta đành phải chịu để con cái theo học một nghề mà chính bố mẹ không ưng.
Nhưng khi đã cho con học bất cứ nghề nào, bố mẹ đều khuyên con cố gắng, vì chỉ có
người hèn chứ không có nghề hèn. Ca dao có câu:
"Nhất nghệ tinh nhất thân vinh,
Ai ơi phải qúy nghề mình mới nên.
Hoặc buôn bán, hoặc thợ thuyền,
Nghề gì cũng sẽ làm nên sang giàu.”
Những nghề hạ tiện
Tuy trên đã trình bày là bố mẹ có thể cho con học tập bất cứ một nghề gì, tuy nhiên
cũng có những nghề xấu xa mà bố mẹ phải tránh cho con. Đó là những nghề hạ tiện,
làm mất đi nhân phẩm con người. Theo câu tục ngữ xưa “Bé đi câu, lớn đi hầu, già đi
làm khách nợ”. Ta thấy những nghề “đi câu”, “đi hầu”, “đi làm khách nợ” bị rẻ
khinh vì không phải là những nghề tốt đẹp. Đi câu ở đây không phải là nghề đánh cá
mà chính là những người mang cần câu đi câu cá ở ao hồ của người khác. Việc đi câu
như vậy không khác gì ăn trộm. Còn đi hầu, chẳng phải nói ai cũng thấy là hạ tiện, vì
đi hầu là chịu sự sai bảo, phải nịnh bợ, vả chăng trong nghề đi hầu phải kể cả nghề
làm mõ, tức là kẻ hầu chung cho cả một làng.
Đến đi làm khách nợ lại cũng bị xã hội ta chê cười. Người mà khách nợ được chủ